Bệnh đa u tủy xương chiếm khoảng 1% tổng số các bệnh ung thư nói chung. Năm 2020,ấuhiệuđauthắtlưnglưngcảnhbáobệnhđautủyxươkèo nhà cái m88 Globocan ước tính Việt Nam có 560 ca mắc mới bệnh này. Mỗi năm, Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương phát hiện khoảng 150 ca mới, khoảng 800-1.000 người bệnh được theo dõi ngoại trú.
Đa u tủy xương thường gặp ở người lớn tuổi, nam nhiều hơn nữ. Đây là bệnh lý huyết học ác tính, hay gặp thứ 2 sau u lympho, không thể chữa khỏi hoàn toàn. Có nhiều biện pháp để kiểm soát bệnh, giúp người bệnh có cuộc sống "bình thường mới".
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh rất đa dạng. Người bệnh có thể thấy đau xương, đau thắt lưng, suy thận, mệt mỏi và nhiễm trùng thường xuyên. Các triệu chứng này có thể gặp ở nhiều bệnh khác như: viêm khớp, thoát vị đĩa đệm, suy thận mạn tính… Một số người không có biểu hiện, có thể được điều trị tại nhiều chuyên khoa khác nhau trước khi được chẩn đoán là đa u tủy xương.
Hơn 90% người bệnh vào viện có biểu hiện đau xương, dễ nhầm lẫn bệnh lý xương khớp. Có bệnh nhân nghĩ bị thoái hóa nên đi châm cứu, bấm huyệt, can thiệp vào xương, để lại di chứng nặng nề trước khi phát hiện ra đa u tủy xương.
Đau xương có thể gặp ở bất kỳ xương nào, hay gặp nhất là vùng lưng, xương sườn và vùng xương chậu.
Khoảng 70% người bệnh thiếu máu tại thời điểm chẩn đoán, ở các mức độ khác nhau, dẫn đến tình trạng đau đầu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, tăng huyết áp.
Nhiều bệnh nhân đến viện với hiện tượng gãy xương. Bệnh nhân đa u tủy xương có thể gây tổn thương xương đa ổ, nếu bệnh diễn tiến âm thầm, không phát hiện ra, khi gãy xương mới vào viện, chụp xương thấy hình ảnh tổn thương đặc hiệu, chẩn đoán đa u tủy xương.
Có khoảng 20% số người mắc biểu hiện suy thận, trong đó 10% số người bệnh mới chẩn đoán suy thận nặng cần chạy thận nhân tạo. Không ít người bị chẩn đoán nhầm dẫn đến điều trị nhầm là suy thận.
Khoảng 15-20% số bệnh nhân táo bón, buồn nôn; đa niệu, loạn thần, hôn mê, rối loạn nhịp tim do tăng canxi máu. Bệnh cũng có những biểu hiện bệnh lý thần kinh ngoại biên. Khi biến chứng nặng, khối u chèn ép tủy sống (chiếm khoảng 10%). Nhiều bệnh nhân khó thở, có những cơn thiếu máu cơ tim thoáng qua...
Bệnh nhân cũng hay bị nhiễm trùng tái diễn, đây là nguyên nhân chính gây tử vong.
Bên cạnh những triệu chứng lâm sàng, người bệnh cần làm xét nghiệm tủy xương, sinh hóa, điện di protein huyết thanh và nước tiểu 24 giờ, chẩn đoán hình ảnh và một số xét nghiệm chuyên sâu khác.
Việc chẩn đoán không đúng bệnh ngay từ ban đầu, đặc biệt trên bệnh nhân diễn tiến nhanh, dễ để lại biến chứng nặng nề. Ví dụ, bệnh nhân đa u tủy xương có tổn thương cột sống, nếu chẩn đoán đơn thuần tổn thương cột sống, tiến hành can thiệp mổ, nẹp vít, sẽ khiến bệnh nhân phải chịu cuộc phẫu thuật lớn, diễn biến xấu đi trước khi phát hiện chính xác bệnh.
Nhiều bệnh nhân do điều trị nhầm sang viêm khớp, đa khớp, vừa khiến người bệnh mất cơ hội điều trị sớm, hơn thế dùng những thuốc không đặc hiệu trong đa u tủy xương, sẽ gây ảnh hưởng nặng. Đặc biệt, nếu dùng thêm thuốc không rõ nguồn gốc sẽ gây tổn thương gan, thận, ảnh hưởng lớn quá trình việc điều trị đa u tủy xương.
TS.BS Vũ Đức Bình, Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương