Chuyển đổi số Hà Tĩnh bước đầu mang lại nhiều lợi ích thiết thực_cách đọc kèo bóng đá châu âu

时间:2025-01-21 05:11:02来源:PhongThuyBet作者:Ngoại Hạng Anh

Sáng 14/9,ểnđổisốHàTĩnhbướcđầumanglạinhiềulợiíchthiếtthựcách đọc kèo bóng đá châu âu tại hội trường khách sạn Ngân Hà, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo “Chuyển đổi số - Thực trạng và giải pháp”. Hội thảo được xem là một cú hích, nhằm nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành, địa phương, doanh nghiệp, áp dụng chuyển đổi số vào việc tăng năng suất, hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng Hà Tĩnh là một trong những địa phương đi đầu trong công tác chuyển đổi số.

Dự hội thảo có Phó Cục trưởng phụ trách Cục Chuyển đổi số quốc gia Nguyễn Phú Tiến; đại diện lãnh đạo Cục An toàn thông tin, Cục Viễn thông; Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng, Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư; C06, Bộ Công an.

Phía địa phương có Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh Võ Trọng Hải; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu và đại diện các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu khẳng định, chuyển đổi số là một trong những nội dung trọng tâm hàng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh. Thời gian qua, được sự hỗ trợ tích cực từ Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số quốc gia, các doanh nghiệp, tập đoàn cung cấp nền tảng số, giải pháp số; sự tư vấn, định hướng chiến lược của các Tập đoàn, Tổng Công ty hàng đầu về chuyển đổi số như VNPT, Viettel, Mobifone, FPT…, nên Hà Tĩnh có được kết quả đáng ghi nhận.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu đánh giá, hệ thống cơ sở dữ liệu của các ngành quy mô còn nhỏ lẻ, quản lý độc lập, phân tán, hiệu quả khai thác còn hạn chế. Một số sở, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm công tác chuyển đổi số.

Theo Phó Chủ tịch Lê Ngọc Châu, mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng năm 2022 Hà Tĩnh xếp thứ 37/63 tỉnh, thành phố trên cả nước về chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh (tăng 22 bậc so với năm 2021); xếp thứ 28 về chỉ số cải cách hành chính; thứ 7 về chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính. Đặc biệt, Hà Tĩnh đứng thứ 2 toàn quốc về tỷ lệ cấp thẻ căn cước công dân và tỷ lệ kích hoạt định danh điện tử.

Ngoài ra, các nhóm chỉ số khác cũng đều có sự tăng hạng với năm 2021: Nhóm chỉ số An toàn thông tin mạng tăng 28 bậc; Nhóm chỉ số Nhân lực số tăng 12 bậc; Nhóm chỉ số Hạ tầng số tăng 29 bậc; Nhóm chỉ số Nhận thức số tăng 25 bậc.

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Đậu Tùng Lâm mong muốn nhận được những giải pháp hữu ích, những kinh nghiệm, phương án mới, những mô hình triển khai chuyển đổi số hiệu quả, nhằm huy động các nguồn lực để triển khai chuyển đổi số toàn dân và toàn diện.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, mặc dù đã ban hành các cơ chế, chính sách và bố trí nguồn phục vụ quá trình chuyển đổi số, tuy nhiên hiệu quả chưa đạt như mong muốn. Hệ thống cơ sở dữ liệu của các ngành quy mô còn nhỏ lẻ, quản lý độc lập phân tán, hiệu quả khai thác ứng dụng còn hạn chế. Tỷ lệ người dân có điện thoại thông minh chưa cao, một số sở, ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm công tác chuyển đổi số…

Từ thực trạng và những khó khăn của địa phương, Phó Chủ tịch Lê Ngọc Châu mong muốn Hà Tĩnh nhận được những giải pháp hữu ích, cách tiếp cận mới để các sở, ngành, địa phương đẩy nhanh thực hiện nhiệm vụ, nâng cao bộ chỉ số DTI (chuyển đổi số) cấp tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia Nguyễn Phú Tiến chia sẻ về chuyển đổi số trên ba trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Tại hội thảo, các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ TT&TT, Bộ Công an, các tập đoàn, doanh nghiệp cung cấp nền tảng số, giải pháp số và các chuyên gia, diễn giả đã chia sẻ nhiều tham luận về: Định hướng chuyển đổi số trên cả ba trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số; Đảm bảo An toàn thông tin trong chuyển đổi số; VNPT đồng hành cùng công tác chuyển đổi số tỉnh Hà Tĩnh; Chiến lược dữ liệu; Giải pháp nền tảng số… Đồng thời trao đổi, giới thiệu những mô hình thành công và những hình thức mới nhằm huy động nguồn lực để triển khai chuyển đổi số toàn dân và toàn diện.

Cũng tại hội thảo này, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Chuyển đổi số quốc gia Nguyễn Phú Tiến đã chia sẻ một số định hướng để nâng cao chỉ số chuyển đổi số ở Hà Tĩnh (DTI) trong thời gian tới.

Về chính quyền số, cần triển khai cổng dữ liệu mở, triển khai các nền tảng số. Về kinh tế số, cần tăng tỷ trọng kinh tế số trong tổng sản phẩm trên địa bàn; thúc đẩy doanh nghiệp công nghệ số, nền tảng số; thúc đẩy số lượng giao dịch trên sàn thương mại điện tử.

Về xã hội số, cần triển khai cấp danh tính số, thúc đẩy tổ chuyển đổi số cộng đồng; tuyên truyền cho người dân về kỹ năng công nghệ thông tin...

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải cùng các đại biểu tham quan gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm, phần mềm, giải pháp về chuyển đổi số

Thông qua hội thảo, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Hà Tĩnh có cơ hội nắm bắt các giải pháp công nghệ số, tiếp cận các chuyên gia về công nghệ để được tư vấn, trải nghiệm.

Từ đó thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen, chuyển từ các phương thức truyền thống sang phương thức số, môi trường số, làm việc với công nghệ số, nhằm nâng cao năng lực quản lý, tối ưu hoá sản xuất, mở rộng thị trường và tạo ra nhiều giá trị mới.

Hiện tại, 100% tổ dân phố, thôn, xóm, xã, phường, thị trấn ở Hà Tĩnh đã thành lập Tổ chuyển đổi số cộng đồng; Tất cả các sản phẩm OCOP của các địa phương được đăng tải lên sàn thương mại điện tử tỉnh và của các doanh nghiệp; 100% Doanh nghiệp, tổ chức sử dụng hóa đơn điện tử; 507 hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký và chuyển đổi sử dụng hóa đơn điện tử; số lượng hóa đơn có mã ngành Thuế tiếp nhận và xử lý là: 721.568 hóa đơn; 100% hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGap, Global G.A.P, OCOP; có 544 sản phẩm được giới thiệu và bày bán trên sàn thương mại điện tử Hà Tĩnh, trong đó 416 sản phẩm tiêu biểu và các sản phẩm đặc trưng của Hà Tĩnh.

Toàn tỉnh hiện có trên 21.000 km cáp quang nội tỉnh, 3250 trạm BTS (3G, 4G) phủ sóng 99% khu vực dân cư, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của chính quyền, doanh nghiệp, người dân; 100% cơ quan đơn vị sử dụng gửi nhận văn bản điện tử, ký số, hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ đề ra; 100% hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh đã phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ.

Bạch Hân và nhóm PV, BTV
相关内容
推荐内容