- Công ty Điện lực Shikoku hôm nay thông báo rằng họ đã tiếp tục quá trình tái khởi động tổ máy (hay lò phản ứng) thứ 3 của Nhà máy điện hạt nhân Ikata thuộc tỉnh Ehime của Nhật Bản.
Đây chính là lò phản ứng thứ 5 của Nhật Bản đã được khởi động lại theo tiêu chuẩn an toàn mới đưa ra sau vụ tai họa rủi ro kinh hoàng do động đất sóng thần tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi vào tháng Ba năm 2011. Công ty Shikoku cho biết rằng vào hồi 9 giờ sáng ngày 12/8/2016 các thanh điều khiển đã bắt đầu rút ra từ lõi của lò phản ứng; cho phép quá trình phân hạch diễn ra trong các thanh nhiên liệu của lò. Hoạt động nói trên đúng như tuyên bố trước đó,ậtkhởiđộnglòphảnứnghạtnhânthứbxh giải đan mạch vào ngày 5/8/2016 bởi Công ty Shikoku, rằng họ đã lên kế hoạch khởi động lại tổ máy vào ngày 12/8 và hệ thống lưới điện sẽ được nối lại vào ngày 15/8/2016. Công suất phát điện của lò phản ứng nước áp lực cũng sẽ dần dần được nâng lên và sẽ đạt được giá trị cực đại 846 MWe vào ngày 22/8/2016. Và, như vậy, tổ máy thứ 3 của nhà máy điện Ikata hay còn gọi là nhà máy điện hạt nhân Ikata 3 sẽ trở lại vận hành thương mại bình thường vào đầu tháng 9/2016 sắp tới, chấm dứt tình trạng nằm im từ tháng Tư năm 2011. Trong quá trình tái khởi động lại các lò phản ứng (tổ máy) ở Nhật Bản, từ lò thứ nhất đến lò thứ 5 hiện nay và tiếp tục với các lò kế tiếp, tất cả các đơn vị hay nhân viên vận hành nhà máy phải tuân thủ chặt chẽ quy định mới của Cơ quan Pháp quy Hạt nhân (NRA). Chẳng hạn, về thay đổi các cài đặt lò phản ứng; về sự phê duyệt quy hoạch xây dựng để củng cố nhà máy; về chương trình an toàn vận hành nhà máy v.v… Trước khi tái khởi động nhà máy hay lò phản ứng năng lượng thứ 5 vừa đề cập trên đây, nước Nhật đã thực hiện chương trình tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân Nhật Bản với 4 lò khác.
Tổ máy số 1 (gọi là nhà máy Sendai 1) trong tổ hợp nhà máy Sendai thuộc Công ty Điện lực Kyushu tại quận Kagoshima là đơn vị đầu tiên được khởi động lại vào tháng Tám, tiếp theo là Sendai 2 vào tháng Mười năm trước 2015. Tổ máy thứ 3 (Takahama 3) của Nhà máy điện hạt nhân Takahama thuộc Công ty Điện lực Kansai ở quận Fukui nối lại hoạt động vào ngày 29/1/2016 nhưng vẫn còn chập chờn. Tiếp theo, Takahama 4 được tái khởi động vào ngày 26/2/2015, nhưng vẫn “ở ẩn”(chưa phát điện thường xuyên) kể từ sự cố xảy ra ngày 29/2/2016, lúc đó đã xảy ra vụ tắt máy tự động của lò phản ứng do một sự cố xảy ra trong “máy phát điện nội bộ". Như vậy, trong tổng số 5 tổ máy điện hạt nhân của nước Nhật được tái khởi động, chỉ có 2 đơn vị đầu tiên (Sendai 1 và Sendai 2) là thực sự được khởi động lại và đã hòa điện lên lưới. Và đơn vị thứ 5 (Ikata 3) cũng đã được phép hoạt động chính thức và sẽ hòa điện lưới vào tháng sau (tháng 9/2016). Còn hai tổ máy Takahama 3 và Takahama 4 chưa được phát điện thường xuyên và đang chờ “chuẩn y” của một tòa án huyện, mặc dù đã được sự chuẩn y chính thức của cơ quan an toàn và an ninh. Rõ ràng, như nhận xét của các cơ quan thông tin ngoại quốc, tình hình nói trên phản ảnh một thực tế hiện nay của Nhật Bản, đó là nền công nghiệp điện hạt nhân đang sống lại với một tiến độ vừa phải. Tuy vậy, giới quan sát vẫn tin rằng tiến độ này sẽ thay đổi trong thời gian tới. Sau 5 tổ máy điện hạt nhân vừa đi tiên phong trong giai đoạn khởi phát hồi phục, 14 trong 19 lò phản ứng còn lại (thông tin được đưa ra bởi Viện Kinh tế Năng lượng Nhật Bản (IEEJ) trong một báo cáo về Triển vọng kinh tế và năng lượng Nhật Bản năm 2017) hẳn sẽ được phục hồi với tốc độ nhanh hơn trong nửa cuối năm nay và cả năm sau 2017.
|