A-level là chứng chỉ Giáo dục phổ thông bậc cao được cung cấp bởi các Cơ quan Giáo dục Anh và lãnh thổ trực thuộc dành cho nhóm học sinh từ 16 tuổi trở lên.
Đây là chứng chỉ được xem như tiêu chuẩn vàng để các trường đại học ở Anh chọn ra nhân tài. Đồng thời,êngiaphảnđốikịchliệtđềxuấttiếngAnhToánlàmônbắtbuộkèo nhà cái nhận định A-level cũng là tấm vé giúp học sinh Anh đến các trường đại học danh giá hoặc chuyên ngành đặc biệt như Y, Luật, Cơ khí…
Kế hoạch đưa tiếng Anh, Toán là môn bắt buộc
Trong cuộc họp mới đây, ông Rishi Sunak Thủ tướng Anh công bố kế hoạch loại bỏ chứng chỉ Giáo dục phổ thông bậc cao (A-level). Với cải cách này, ông cho biết là đòn bẩy để thay đổi sự phát triển của đất nước.
Theo kế hoạch của Thủ tướng Rishi Sunak, Toán và tiếng Anh là môn bắt buộc đối với học sinh đến hết năm 18 tuổi. Đồng thời, chứng chỉ A-level và chứng chỉ Kỹ thuật (T-level) được hợp nhất thành chứng chỉ Tiêu chuẩn tiếng Anh nâng cao (ABS) để tạo ra "sự ngang bằng về giá trị" giữa các môn học thuật và kỹ thuật.
Chứng chỉ ABS ra đời là tham vọng của quốc gia này nhằm tạo ra “hệ thống giáo dục tốt nhất phương Tây”. Theo tiêu chuẩn của chứng chỉ mới, học sinh cuối cấp (lớp 12 và 13) sẽ phải học 5 môn thay vì 3 môn.
Chia sẻ về cải cách giáo dục này, Thủ tướng Anh mong muốn không trẻ nào bị bỏ lại phía sau. Bởi Tiêu chuẩn tiếng Anh nâng cao (ABS) sẽ giúp các học sinh giỏi cả tiếng Anh lẫn tính toán. Dự kiến, Chính phủ Anh sẽ tiến hành cuộc tham vấn các chuyên gia vào mùa thu trước khi triển khai kế hoạch mới trong thực tế.
Kế hoạch mới bị phản đối
Hiện tại, kế hoạch này của Thủ tướng Anh bị các chuyên gia giáo dục phản đối kịch liệt. Họ cho rằng, kế hoạch mới là bước đi sai lầm không mang lại hiệu quả vì nhiều trường không tuyển được giáo viên dạy.
Thừa nhận khó khăn, Thủ tướng Rishi Sunak cho biết: “Kế hoạch của tôi cần nhiều giáo viên những năm tới”. Do đó, ông quyết định miễn thuế 30.000 bảng Anh (896 triệu đồng) trong 5 năm đầu tiên đi dạy cho giáo viên.
Tuy nhiên, Tiến sĩ Rachel Roberts, giảng viên Đại học Reading, đồng thời là cựu Chủ tịch Hiệp hội Giảng dạy tiếng Anh Quốc gia, cho rằng: “Điều này không công bằng đối với giáo viên dạy lâu năm. Miễn thuế không phải là phương pháp làm tăng số lương giáo viên tiếng Anh".
Hiệu trưởng các trường trung học cũng cho biết thông báo tuyển dụng vẫn được triển khai, nhưng không thể tìm được giáo viên phù hợp. Thậm chí, số lượng sinh viên học Sư phạm tiếng Anh tại Đại học Reading giảm xuống 1/3 trong năm 2023. Ông Rachel Roberts nhận định, xu hướng này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Ông cũng bày tỏ thêm, đề xuất Toán và tiếng Anh là môn bắt buộc dành cho học sinh đến 18 tuổi phi lý vì quốc gia này đang thiếu giáo viên trầm trọng.
Cùng quan điểm trên, giáo sư Lee Elliot Major của Đại học Exeter, cho rằng kế hoạch mới viển vông vì hệ thống giáo dục Anh đang đối mặt với những thách thức và bất bình đẳng trong xã hội.
"Ý tưởng triển khai Toán là môn học bắt buộc khá mơ hồ. Theo tôi, việc hủy bỏ chứng chỉ A-level là không cần thiết", Hiệu trưởng Trường Trung học Brookvale Groby, ông Learning Campus bày tỏ.
Còn ông Paul Whiteman Tổng thư ký của Hiệp hội Hiệu trưởng Quốc gia lại cho rằng kế hoạch mới cải cách nền giáo dục của Chính phủ Anh không cùng tiếng nói với giáo viên. Bởi giáo dục Anh đang đối diện với khủng hoảng thiếu giáo viên và trường học xuống cấp trầm trọng.
Trong khi đó, Bộ trưởng Giáo dục Anh Gillian Keegan lại đồng tình với kế hoạch cải cách mới do Thủ tướng Rishi Sunak đề ra. Bà cho rằng: "Tiêu chuẩn tiếng Anh nâng cao (ABS) mới sẽ giúp trẻ em dù sống ở đâu, đến từ khu vực nào cũng đều nhận được nền giáo dục tốt nhất và sẽ dễ dàng thành công trong tương lai".
Theo The Guardian
评论专区