Bố mẹ đừng là 'quan tòa' tra khảo khi trẻ gặp rủi ro trên mạng_keo nha cai . de

时间:2025-01-27 00:34:19 来源:PhongThuyBet

Theốmẹđừnglàquantòatrakhảokhitrẻgặprủirotrênmạkeo nha cai . deo điều tra hộ gia đình của dự án Ngăn chặn hành vi gây tổn hại tại Việt Nam cho thấy, 89% trẻ em từ 12-17 tuổi sử dụng Internet, trong đó 87% sử dụng hằng ngày nhưng chỉ 36% nhận được thông tin về cách đảm bảo an toàn trên mạng.

Không chỉ sử dụng tại nhà, các em còn được tiếp cận với Internet thông qua các tiết học công nghệ thông tin ở trường, nhưng thay vì học tập và tìm hiểu theo sự chỉ dẫn của thầy cô, nhiều em học sinh lại lướt facebook, tiktok, xem youtube, thậm chí chơi game trong giờ học. 

Chia sẻ tại hội thảo “Môi trường Internet an toàn: Giải pháp trong trường học”, tổ chức sáng 11/3, dưới sự bảo trợ của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia và Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), bà Nguyễn Phương Linh - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý và Phát triển bền vững, nhận định, trẻ em khi vào mạng là trở thành công dân số, không thể an toàn trong sự bao bọc của cha mẹ hay thầy cô. 

Vì thế các em phải được giáo dục, trang bị các kiến thức để trở thành các công dân số chuẩn, có kiến thức, kỹ năng, tư duy phản biện và thấu cảm để bảo vệ bản thân trước các rủi ro trên môi trường mạng, vừa tận dụng những lợi thế công nghệ mang lại để phát triển toàn diện. 

"Bố mẹ và thầy cô hãy là những người đầu tiên hướng dẫn để những “con hươu” chạy đúng đường chứ đừng để con tự tìm kiếm thông tin trong không gian mạng rộng lớn như hiện nay. 

Bố mẹ có thể cho con dùng điện thoại nhưng hãy chia sẻ trao đổi, đồng hành với các con mỗi ngày để nhanh chóng phát hiện những vấn đề con đang mắc khi con dùng internet.

Quan trọng là bố mẹ phải hiểu tâm lý đứa trẻ để đồng hành cùng con cho hợp lý thày vì giám sát con. Mỗi lứa tuổi sẽ có những đặc điểm chung cũng như tâm sinh lý khác nhau nên bố mẹ hãy hướng dẫn, đồng hành cùng con hợp để trẻ biết rằng bố mẹ hay thầy cô bảo vệ trẻ cùng tìm giải pháp chứ không phải quan tòa tra khảo khi con mắc lỗi. Nếu con gặp rủi ro trên môi trường mạng hãy cùng con tìm cách giải quyết", bà Phương Linh cho hay.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: 

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, Tin học và Ngoại ngữ là 2 môn bắt buộc cho học sinh tiểu học từ lớp 3. Các phòng học có thiết bị nghe nhìn, thiết bị kết nối Internet và đảm bảo an toàn trong hoạt động dạy học. Tuy nhiên, thực tế, dù được trang bị các phòng máy kết nối Internet nhưng nhiều trường lại chưa có các phương thức để quản lý cũng như bảo vệ an toàn không gian mạng cho học sinh.

Cô Nguyễn Lưu Liên – Giáo viên Công nghệ thông tin, Trường PTLC Edison, cho biết, quá trình học, học sinh thường truy cập vào các trang mạng xã hội, game online cũng ảnh hưởng tới học và tiếp thu kiến thức. 

Việc kiểm soát vào mạng Internet của học sinh trong các giờ học công nghệ thông tin không phải là điều dễ dàng. 

"Có khi chúng tôi phát hiện sự mất tập trung của các con nhưng khi di chuyển xuống, các con đã kịp tắt hết tất cả các cửa sổ. Việc truy xuất lịch sử cũng sẽ khiến tiết học bị gián đoạn, ảnh hưởng tới tiến độ dạy và học…

Tôi nghĩ việc kiểm soát an toàn mạng trong nhà trường rất cần thiết giúp học sinh tập trung hơn trong giờ học và hơn hết là bảo vệ học sinh trước những nguy cơ mất an toàn từ Internet trong thời gian các em học tập tại trường”.

Theo cô Liên, việc kiểm soát an toàn mạng trong nhà trường rất cần thiết.

Từ kinh nghiệm triển khai giải pháp trong thực tiễn, ông Ngô Tuấn Anh - CEO của Công ty An ninh mạng thông minh SCS, cho biết: “Khi các trường học hiện nay phải trang bị phòng máy kết nối Internet theo quy định, thách thức lớn nhất trong việc giám sát sự an toàn trên không gian mạng của các trường là tìm kiếm và trang bị các công cụ giúp theo dõi, quản lý các em. 

Trên thị trường hiện nay đã có những giải pháp công nghệ có thể giúp các trường quản lý học sinh trên Internet đơn giản và thuận tiện”.

Theo các chuyên gia, cùng với các giải pháp công nghệ cần trang bị để quản lý, bảo vệ các hệ thống Internet và tạo ra môi trường hoạt động an toàn, lành mạnh trong nhà trường, giáo dục ý thức và đồng hành cùng các em khi hoạt động trên môi trường mạng là vô cùng quan trọng.

Bà Lê Tuệ Minh - Chủ tịch Hội đồng Hệ thống Trường PTLC Edison, cho biết, công thức để có một môi trường không gian mạng an toàn, bảo mật hiệu quả bao gồm: Sự quản lý chặt chẽ của đội ngũ quản trị viên, tường lửa (firewalls) và phần mềm kiểm soát nội dung. Đối với học sinh, để trang bị kiến thức và nâng cao ý thức của các em khi sử dụng Internet.

Bà Tuệ Minh cho rằng, dù nhà trường có hệ thống tường lửa rất bài bản, tuy nhiên, không thể ngăn chặn hết được các nguy cơ. Lỗ hổng lớn nhất hiện nay là các phòng máy của môn Công nghệ thông tin được kết nối Internet tốc độ cao và nguồn đó không được bảo vệ và không có hệ thống quản trị viên chuyên nghiệp bảo vệ.

Để lại 'dấu chân số' trên mạng, sinh viên có thể bị ảnh hưởng cơ hội việc làmCơ hội việc làm, tương lai của sinh viên có thể bị ảnh hưởng rất lớn với những "dấu chân số" lưu lại trên không gian mạng và khó xóa bỏ.
推荐内容