发布时间:2025-01-22 08:41:09 来源:PhongThuyBet 作者:Ngoại Hạng Anh
- Đến khi về già,Đừngsốngvìconhãysốngvìmìkết quả giải thụy sĩ không thấy con “nghe lời” mình nữa, lại trách con bất hiếu, vì trước giờ ba mẹ sống vì con, mà bây giờ con không biết ơn ba mẹ!
Mới đây, chị Trần Huyên Thảo (37 tuổi), tác giả cuốn "Chào con! Ba mẹ đã sẵn sàng" chia sẻ quan điểm về chuyện hi sinh cho con cái, dựa trên góc nhìn của một người mẹ - một bác sĩ nhi khoa.
Sau gần một tuần đăng tải, chia sẻ của chị đã nhận được nhiều chú ý của độc giả mạng, với gần 5000 lượt thích, hơn 2500 lượt chia sẻ. Được sự đồng ý của tác giả, VietNamNet xin được trích đăng nội dung này.
"Có những ba mẹ mỗi khi con bệnh, nhìn con bệnh 1, nhìn ba mẹ bệnh 10, tưởng bệnh nhân là ba mẹ, chứ không phải đứa con cười tươi roi rói.
Có những ba mẹ, mỗi khi con bị té đau, thì đau xé xắt, y như mình đang bị vậy. Lo lắng, xót xa 100 lần so với độ “nặng” thực tế xảy ra.
Có những ba mẹ, khi con đi học, gửi con đi mà con khóc 1, ba mẹ cũng thi nhau khóc, khóc ở bên trong, khóc cả ra ngoài. Lo con không biết có được đối xử tốt hay không, không biết có hòa nhập hay không, không biết có khó khăn cho con hay không! Ước gì mình ủ được con mãi mãi!
Chị Huyên Thảo bên các con. |
Có những ba mẹ, con chạy chút cũng lo vì sẽ té, con nhảy xíu cũng lo vì sợ ngã, con chơi nước cũng lo vì sợ nhiễm lạnh, con cười nhiều cũng lo bị lộn ruột, con muốn làm này làm kia, thì can ngăn trước hết, vì tất cả những nguy cơ tiêu cực có thể xảy ra!
Lo từ khi còn nhỏ, đến khi lớn tướng!
Từ khi còn độc thân, đến cả khi có gia đình riêng!
Lo đến mức muốn can thiệp mọi thứ!
Lo những cái lo không kiểm soát được! Dù biết không kiểm soát được, nhưng vẫn cứ lo!
Những cái lo làm ngạt thở, cả người lo, lẫn người “bị” lo!
Lo đến mức, quên mất sống cho mình!
Đến khi về già, không thấy con “nghe lời” mình nữa, lại trách con bất hiếu, vì trước giờ ba mẹ sống vì con, mà bây giờ con không biết ơn ba mẹ!
Làm người “bị lo” sống trong kìm kẹp, gánh nợ sinh thành suốt đời nặng nhọc như tảng đá đè người, không có thời gian để sống cho mình, sống để làm những gì mình muốn, sống để được là chính mình, và mãi không lớn được! Vì thật ra có bao giờ được cho cơ hội để lớn đâu!
Đó thật sự, không là tình thương, mà là lòng ích kỉ, làm kìm hãm sự trưởng thành, phát triển của cả một con người!
Vì ba mẹ là người cho con cuộc đời, nhưng không nên sống thay cho trẻ. Vì con trẻ cần phải có những trải nghiệm không vui vẻ, mới có thể trưởng thành!
Bị bệnh để khỏe mạnh hơn. Bị té đau để rút kinh nghiệm không vấp ngã. Hoặc có vấp ngã, thì biết sẽ bị đau nên sẽ không ăn vạ đổ thừa. Bị đói để ăn ngon miệng.
Bị tranh giành, cọ xát với các bạn trong trường, để biết ra đời linh động trong tương tác, chứ không phải bám váy mẹ đòi che chở. Bị điểm kém, bị phạt khi không chuẩn bị bài vở tốt, để biết mình cần cải thiện điều gì.
Bị thất tình để biết trân trọng tình cảm đến sau.
Bị đứng bằng hai chân của mình, để biết lượng sức, và thoải mái lựa chọn con đường đời mình cần đến. Bị gánh vác gia đình nhỏ của bản thân, để có thể trở thành một người ba, người mẹ đủ bản lĩnh, để dắt tay con, mở từng cánh cửa cho con khám phá bản thân mình!
Tất cả những cái “Bị”, thật ra là những cái “Được”!
Thế giới này, hồng quá cũng thành xám xịt, vui quá cũng trở thành buồn. Chở che quá, lại trở thành lãng phí! Lãng phí cuộc đời của ba mẹ, và của cả con!
Đừng nói “Ba mẹ sống vì con”. Vì khi bạn mất đi rồi, con sẽ sống ra sao, khi người sống cho nó đã không còn. Hãy nói “Ba mẹ cảm ơn con, vì làm cuộc sống của ba mẹ thêm phần ý nghĩa! Con hãy tự sống vì mình, nhưng hãy nhớ, luôn có ba mẹ ở bên khi con cần đến!”.
Giống như khi đi ra đường, nên đội cho con cái mũ bảo hiểm, và dạy đi cẩn thận! Chuyện còn lại, để trời lo. Vì ngay cả khi ru rú ở nhà, khả năng bị tai nạn còn có thể cao hơn khi đi lại!
Nên đừng lo nữa, hãy sống vì mình! Đó cũng chính là sống vì con!”.
Huyên Thảo
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Bạn nghĩ gì về chia sẻ này? Mọi ý kiến xin gửi theo mẫu phản hồi dưới đây hoặc email [email protected]! Trân trọng cảm ơn! |
相关文章
随便看看