Ý kiến được đưa ra tại tọa đàm Truyền thống - Văn hiến - Mạch dẫn không gian sáng tạo đương đại,ảotàngởViệtNamchưahấpdẫnngườitrẻmarseille – lenschiều 7/11. Ba diễn giả gồm Giáo sư, họa sĩ Ngô Xuân Bính, Tiến sĩ Nguyễn Quang, Thạc sĩ Phạm Minh Quân bàn về các không gian sáng tạo ở thủ đô.
Theo các nhà nghiên cứu, nhiều bảo tàng trong nước có nguồn tư liệu phong phú, quý báu. Chẳng hạn, Bảo tàng Hà Nội hiện lưu giữ 70.000 tài liệu hiện vật, tư liệu nhiều giai đoạn, từ thời đồ đá cho đến hiện đại. Tuy nhiên, nguồn tài sản này bị giảm giá trị vì không được nhiều người biết đến.
Họa sĩ Xuân Bính cho biết từng chứng kiến nhiều trường tổ chức cho học sinh đến bảo tàng một cách "phản cảm": "Có những lúc 10, 20 xe khách cùng đỗ xuống, các cháu ùa vào một lúc rồi đi ra. Thậm chí không có ai hướng dẫn học sinh". Họa sĩ đánh giá cách làm này không hiệu quả. Vì thế, trên giấy tờ, số lượng khách là thiếu niên đến thăm có thể đông, nhưng không thực chất.
Ông nêu thêm việc nhiều họa sĩ, ban quản lý các bảo tàng chưa quan tâm đến việc thiết kế không gian trưng bày đẹp, đặc sắc, thu hút người xem. Đa số chỉ có những phòng trưng bày cố định, hết họa sĩ này đến họa sĩ khác cùng triển lãm trong không gian giống hệt nhau.
Họa sĩ cho rằng khán giả tương lai của các bảo tàng là giới trẻ, người nước ngoài. "Người xem phải có cảm giác thích thú, muốn được chụp ảnh. Từng chi tiết nhỏ từ cổng vào, toilet đều cần đẹp đẽ, tươm tất. Ngoài ra, vấn đề con người cũng cần được phát triển. Khách đến tham quan cần được tiếp đón, hướng dẫn", ông nói.