Khi khán giả đã thương
Đào,ĐàoPhởvàPianovàmộtkhoảnhkhắcăkeonhacai com vn Phở và Pianolà trường hợp “bất chiến tự nhiên thành” mà chỉ có thể lý giải sức hút của nó bằng sức mạnh của mạng xã hội. Một bộ phim về đề tài chiến tranh do Nhà nước đầu tư, phát hành ở một cụm rạp nhỏ tại Hà Nội với số suất chiếu ít ỏi ngay đúng vào mùa phim ồn ào nhất của năm theo lẽ tự nhiên, như số phận của một bộ phim khác phát hành cùng thời điểm là Hồng Hà nữ sĩthìĐào, Phở và Pianocũng sẽ lặng lẽ rời rạp với khoản doanh thu rất thấp so với kinh phí đầu tư. Thế nhưng từ một rồi sau đó vài clip review ngắn trên mạng, bộ phim nhanh chóng cộng hưởng với khán giả.
Trong khi cùng lúc đó, nhiều người khác đang trong vòng xoáy tranh cãi của Mai - bộ phim Tết hot nhất. “Một con sóng mới tạo ra” đầy bất ngờ và thú vị, cầu vượt cung, việc sở hữu một tấm vé xem Đào, Phở và Piano bỗng chốc như một xu hướng giải trí đỉnh nhất mà không ai có thể đứng ngoài cuộc chơi.
Từ đó, bộ phim trở thành chủ đề bàn tán không dứt, có yêu - có ghét, nhưng tựu trung phần đông ý kiến đều thương bộ phim. Chữ thương ở đây có thể hiểu ở cả hai khía cạnh: Một bộ phim nhỏ về đề tài chiến tranh đang cạnh tranh sức hút với bộ phim bom tấn về giải trí là Mai lúc này; và những cảm xúc hào hùng của câu chuyện mang lại khiến cho Đào, Phở và Pianotrở nên lung linh hơn trong mắt người xem.
Đào, Phở và Piano theo quan điểm người viết, có thể chỉ đang dừng lại ở mức độ một phim truyền hình một tập, có mức đầu tư kinh phí tương đối lớn. Rất nhiều điểm yếu của bộ phim có thể chỉ ra ở phần thoại, bối cảnh, chi tiết và đặc biệt là tính cách của nhân vật cùng sự va chạm của các đường dây câu chuyện…
Tuy nhiên, cái lãng mạn của cành đào mà anh lính mang về cho đồng đội nơi chiến lũy; những phím piano vang lên trong một không gian đổ nát tiếp thêm niềm tin cho những người đang cầm súng bảo vệ con phố; đứa bé đánh giày với niềm vui được đội chiếc nón của anh dân quân hoặc bức tranh có lá cờ Việt Nam được vẽ dưới ánh nến trên bức tường lớn của người họa sĩ già, có phần góp sức từ những giọt máu tự nguyện của vị cha xứ. Cuối cùng là sự tận hiến của những người lính trẻ, sẵn sàng xả thân vì chính nghĩa, bất chấp cuộc đời còn rất nhiều khát khao và ước vọng.
Tất cả những điều đó khiến cho phần lớn khán giả tha thứ hết tất thảy mọi điều chưa được từ phim, để rời rạp trong cảm giác đồng cảm với vài thông điệp mà bộ phim hướng đến, thay vì thấy bực bội bởi phim không hay như mình hình dung.
Đào, Phở và Piano không phải là trường hợp thành công ở phòng vé xét trên nhiều khía cạnh nhưng rõ ràng nó là bộ phim duy nhất của Nhà nước (tính đến thời điểm này) thành công vang dội về mặt truyền thông với khoản chi phí “PR 0 đồng”. Thậm chí thành công hơn rất nhiều so với các bộ phim điện ảnh khác của thị trường nội địa từng bỏ ra con số tiền tỷ để quảng bá.
Khi khán giả đã thương, không gì là không thể.
Lối ra nào cho phim lịch sử do nhà nước đầu tư
Nhìn nhận một cách thực tế, Việt Nam có quá ít những phim hay về đề tài lịch sử. Trong khi đó là một nhu cầu có thật của khán giả, trong thời đại mà họ rất thích những bài học về văn hóa dân tộc, được cảm thụ một cách tự nhiên, đến từ các sản phẩm giải trí.
Do đó, Đào, Phở và Piano nên là một trường hợp để soi chiếu vào những kế hoạch làm phim trong tương lai, nếu Nhà nước muốn tạo ra những phiên bản Đào, Phở và Piano hấp dẫn hơn. Nguồn lực con người chính là điểm quan trọng đầu tiên cần phải đầu tư thông qua một quỹ học bổng đưa người trẻ đi nước ngoài học để sau đó trở về với những thỏa thuận phát triển các dự án phim của Nhà nước.
Kế đó, cần có một quy trình cởi mở hơn trong việc hợp tác với các nhà sản xuất tư nhân, cộng hưởng nguồn lực với nhau để cho ra mắt các bộ phim tiệm cận với nhu cầu giải trí của khán giả. Ngoài ra, có thể tổ chức đấu thầu các dự án phim Nhà nước đầu tư một cách minh bạch, để có thể tìm ra những ê-kíp giỏi và có nghề thật sự trong việc mong muốn mang đến các bộ phim có giá trị với thị trường.
Khả năng tái lặp lại “thành công” của Đào, Phở và Pianotrong tương lai gần như là rất khó. “Những cú ăn may” như vậy đôi khi là do thời cuộc tạo ra chứ không phải được tác động bởi yếu tố con người. Do đó, sự thay đổi trong cơ chế làm phim điện ảnh của Nhà nước bắt buộc phải diễn ra càng sớm càng tốt. Chỉ có cách đó may ra mới có thể tạo được những cú hích nhảy vọt về lượt vé bán ra, doanh thu phim lẫn khả năng sinh lời (thay vì chỉ biết từ lỗ đến lỗ về mặt đầu tư). Từ đó gián tiếp đưa những câu chuyện lịch sử đến gần hơn với công chúng theo cách sinh động và lôi cuốn nhất có thể.
Hãy thử đặt giả thiết, nếu như có quy định rõ ràng về tỷ lệ ăn chia lợi nhuận trong khâu phát hành phim Nhà nước, khi những cụm rạp lớn như CGV, Lotte Cinema, Galaxy Cinema, BHD Star… nhập cuộc để chiếu Đào, Phở và Piano thì có phải chúng ta sẽ có cơ hội nhìn được thấu đáo cục diện của một phim lịch sử do Nhà nước rót kinh phí, sẽ tạo ra được những kỷ lục gì cho thị trường phim chiếu rạp năm 2024?
Với tất cả những gì Đào, Phở và Piano đang làm được lúc này được ví von như “một khoảnh khắc ăn may!”.