您的当前位置:首页 >Nhà cái uy tín >Hành trình tìm lại dấu chân Người: Con đường giải phóng dân tộc_bongdaso mobile 正文

Hành trình tìm lại dấu chân Người: Con đường giải phóng dân tộc_bongdaso mobile

时间:2025-01-15 12:35:44 来源:网络整理编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Tin thể thao 24H Hành trình tìm lại dấu chân Người: Con đường giải phóng dân tộc_bongdaso mobile

Thẻ đại biểu tư vấn cấp cho Nguyễn Ái Quốc để tham dự Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản tại Moskva (Liên Xô),ànhtrìnhtìmlạidấuchânNgườiConđườnggiảiphóngdântộbongdaso mobile từ ngày 17/6-8/7/1924. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Ngày 8/10/2020, tại khuôn viên cạnh nhà số 15, Đại lộ Khai sáng, nơi giao nhau giữa phố Hồ Chí Minh và đại lộ Khai sáng ở thành phố St. Petersburg, Liên bang Nga, đã long trọng diễn ra lễ đặt phiến đá tại vị trí dự kiến dựng tượng Bác Hồ ở "thủ đô phương Bắc" của nước Nga.

Đây là bức tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh thứ tư tại Nga, sau bức tượng Bác ở thủ đô Moskva, thành phố Ulianovsk và thành phố Vladivostosk.

Đặc biệt, bức tượng thứ tư mang thêm nhiều ý nghĩa khi được đặt tại thành phố mà cách đây gần 100 năm, ngày 30/6/1923, Bác Hồ lần đầu tiên đặt chân đến Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Khi đó, thành phố mang tên Petrograd.

Viện Lưu trữ lịch sử chính trị-xã hội Quốc gia Nga (RGASPI), nằm ở trung tâm thủ đô Moskva, còn lưu trữ nhiều tài liệu rất quý về hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng đầu tiên Người đến với nước Nga xã hội chủ nghĩa.

Trong số này, đáng lưu ý là thị thực nhập cảnh lần đầu tiên vào nước Nga do lãnh sự Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Xô viết Nga tại Berlin (Đức) cấp cho Bác dưới cái tên Chen Vang, nghề nghiệp thợ chụp ảnh, ngày 17/6/1923 và tấm Thẻ đại biểu số 164 cấp cho Nguyễn Ái Quốc thuộc đoàn đại biểu Pháp tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản tại Moskva năm 1924.

Việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với nước Nga có thể được xem như một sự kiện lịch sử tạo ra bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động của Người và cũng là bước ngoặt quyết định đối với cách mạng Việt Nam.

Giáo sư Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử các nước Viễn Đông, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia St.Petersburg - một nhà Việt Nam học uy tín, khẳng định điều trước tiên khi đến với Liên bang XôViết là Chủ tịch Hồ Chí Minh càng củng cố các học thuyết cách mạng, đó là tư tưởng Marx-Lenin và công nghệ dựng nước, xây dựng Đảng, đào tạo cán bộ, cũng như những thời điểm quan trọng nhất để giành chính quyền, làm cách mạng, làm tổng khởi nghĩa và quản lý đất nước sau khi nắm được chính quyền.

Theo giáo sư Kolotov, trước Đảng Cộng sản Đông Dương hay Đảng Cộng sản Việt Nam, các phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam không tạo ra được mối đe dọa thực sự cho chế độ thuộc địa ở Việt Nam.

Theo giáo sư Kolotov, ngoài nước Nga XôViết, vào thời điểm đó không có nước nào trên thế giới “bàn giao công nghệ” làm cách mạng cho các nước thuộc địa vì các nước lớn đều được hưởng lợi từ bóc lột thuộc địa.

Trong khi đó, Liên Xô là một nước kiểu mới, muốn làm cách mạng trên thế giới để giải phóng nhân loại, xóa bỏ chế độ người bóc lột người. Chính vì thế, đến với nước Nga XôViết là cơ hội hiếm có để thúc đẩy con đường giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh.

Giáo sư Kolotov khẳng định: “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tận dụng được cơ hội đó để mưu cầu quyền lợi cho dân tộc."

Theo giáo sư Kolotov, Bác Hồ đã vận dụng chủ nghĩa Marx-Lenin vào điều kiện của Việt Nam. Vì thế, tư tưởng Hồ Chí Minh chính là Việt Nam hóa chủ nghĩa Marx-Lenin.

Theo sách “Quốc tế Cộng sản và Việt Nam” của chuyên gia Việt Nam học người Nga Anatolyi Sokolov, thời gian gần một năm rưỡi sống và làm việc lần đầu ở Liên Xô (1923-1924) của Hồ Chí Minh chứa đầy các sự kiện: tham gia vào các đại hội và hội nghị quốc tế khác nhau, viết bài cho báo Pháp và báo chí Liên Xô, làm việc tại Viện Nông nghiệp quốc tế...

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng sau khi Đại hội V Quốc tế cộng sản bế mạc, mùa Hè 1924, Hồ Chí Minh vào học ở Đại học Phương Đông danh tiếng. Một chi tiết xác nhận việc này là bài đăng trên báo Spandauer Volksblatt của Đức ngày 6/8/1954, lưu trữ tại RGASPI, cho rằng Hồ Chí Minh nằm trong nhóm các sinh viên đầu tiên tham dự khóa đào tạo tại Đại học Phương Đông ở thủ đô Moskva.

Theo nhà Việt Nam học Sokolov, Hồ Chí Minh có thể đã theo học các khóa được tổ chức đặc biệt nhằm nâng cao trình độ chính trị và văn hóa chung của các nhà cách mạng từ các nơi khác nhau đến Moskva.

Cuốn “Quốc tế Cộng sản và Việt Nam” của Sokolov có đoạn: “Có lẽ, lần duy nhất xác nhận việc Người học tập ở Moskva trong những năm ấy là những lời thổ lộ của chính Hồ Chí Minh trong cuộc gặp của ông với phóng viên của báo Nhân đạo của Pháp, Charles Fourniaux, ngày 15/7/1969. Người Cộng sản Việt Nam đầu tiên ấy đã kể về chuyến đi của mình đến Liên Xô, về sự qua đời của V.I.Lenin, về cuộc gặp gỡ với N.C. Krupskaya, rằng hồi ấy ông “... đã sống ở nước Nga trong bầu không khí Leninnist và theo học tại Trường Đại học Lenin."

Chuyên gia Sokolov nhận định hoàn toàn có khả năng Hồ Chí Minh có thể dùng Đại học Lenin để ám chỉ cả Đại học Phương Đông lẫn Trường Quốc tế Lenin ở Moskva. Ngoài ra, trong hồi ký của nhà cách mạng Ấn độ nổi tiếng M.N.Roy có nói đến cuộc gặp của ông với Hồ Chí Minh tại Moskva, khi Người “đến đó với tư cách là sinh viên Đại học Phương Đông mới thành lập cách đó không lâu."

Cuốn “Quốc tế Cộng sản và Việt Nam” của ông Sokolov cũng cho rằng việc cử người Việt Nam sang Moskva học tập đã trở thành một trong những vấn đề chủ yếu trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh ngay sau khi Người đến Moskva năm 1923. Ngay từ hồi ấy, Bác Hồ đã chú ý nghiên cứu các vấn đề giáo dục ở Liên Xô, gặp gỡ đại diện các tổ chức khác nhau để nỗ lực tìm kiếm khả năng cử đồng bào có tinh thần cách mạng nước mình sang học ở Đại học Phương Đông.

Như đã biết, chính Hồ Chí Minh - thời kỳ đó được biết đến với cái tên Nguyễn Ái Quốc, là người đầu tiên đăng trên tờ báo Pháp Đời sống công nhân (ngày 21/3/1924) một bài viết chi tiết về Đại học Phương Đông - “Cách mạng Nga và các dân tộc thuộc địa."

Trong bài viết có đoạn: "... trường đại học này sẽ thực hiện công việc lớn lao là tập hợp tất cả các lực lượng trẻ, tích cực, có tài năng của các nước thuộc địa." Trong số những nhiệm vụ của Đại học Phương Đông, Hồ Chí Minh đã nêu lên các nhiệm vụ sau đây: “Dạy cho các dân tộc thuộc địa trước đây chưa liên hệ với nhau cách tìm hiểu nhau rõ hơn và đoàn kết nhau lại, qua đó đặt cơ sở cho khối liên minh trong tương lai giữa các dân tộc Phương Đông. Khối liên minh này sẽ trở thành một trong những cánh tay của cách mạng vô sản... Chỉ ra cho giai cấp vô sản thấy, họ có thể và phải làm gì cho những người anh em của mình đang bị bọn đế quốc áp bức."

Tháng 3/1924, Hồ Chí Minh đã kể về đời sống và cuộc đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa vì các quyền của mình, và nhân đó nhấn mạnh vai trò của Trường Đại học Phương Đông: “Việc thành lập một trường đại học Bolshevik đã mở ra thời đại mới trong lịch sử các dân tộc thuộc địa ở Phương Đông. Tại đây, tại Đại học Phương Đông, chúng tôi thấm nhuần các nguyên tắc đấu tranh giai cấp, tại đây đã thiết lập những sự tiếp xúc giữa chúng tôi với các dân tộc Phương Tây. Đại học này đã vũ trang cho chúng tôi, những người bị áp bức, có được những kiến thức và cơ hội hoạt động tích cực."

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (người đầu tiên bên trái, hàng ngồi) với một số đại biểu tham dự Đại hội lần thứ 5 Quốc tế cộng sản tại Moskva, từ 17/6-8/7/1924. (Ảnh: Tư liệu/TTXVN phát)

Tháng 5/1924, Bác Hồ đã gửi cho Cục Phương Đông, Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản bức thư với lời đề nghị lập ra ở Đại học Phương Đông một nhóm riêng các sinh viên châu Á.

Bức thư nêu rõ: “Đại học Phương Đông là cái lò hun đúc nên những nhà cổ động đầu tiên cho các nước Phương Đông. Trường cũng phải trở thành cơ sở cho việc xây dựng trong tương lai Liên đoàn Cộng sản Phương Đông."

Sau đó một tháng, phát biểu với tư cách đại biểu Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản, Hồ Chí Minh đã đưa ra những kiến nghị cụ thể về công tác tại các nước thuộc địa, trong đó có cả công việc sau: “Gửi những người bản xứ đến học tại Đại học Phương Đông ở Moskva."

Theo giáo sư Kolotov, chính nhờ những bước đi đầu tiên này, Bác Hồ đã xây dựng được hệ thống nhiều lớp, nhiều thế hệ các đảng viên cộng sản trung kiên cho Đảng Cộng sản Việt Nam, qua đó đưa tư tưởng cộng sản vào trong lòng dân, để nó nở hoa kết trái và dẫn đến thành công của Cách mạng Tháng Tám.

Trong mỗi dịp nước Nga long trọng kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít Đức (9/5), những người bạn Nga của Việt Nam, cũng như những người Việt Nam tại Liên bang Nga chắc chắn không quên chiến công của những người lính tình nguyện Việt Nam đã sát cánh cùng Hồng quân Liên Xô trong chiến dịch bảo vệ thủ đô Moskva vào mùa đông giá lạnh 1941. Họ là những người con ưu tú của Việt Nam được chính Bác Hồ lựa chọn để gửi sang Liên Xô đào tạo. Bảy chiến sĩ Việt Nam anh hùng này gồm các ông: Lý Phú San (tên thật là Lê Phan Chăn), Lý Văn Minh (tên thật là Đinh Trường Long), Lý Thúc Chất (tên thật là Vương Thúc Thoại), Vương Thúc Tình (tên thật là Vương Thúc Liên), Lý Anh Tạo (tên thật là Hoàng Thế Tư), Lý Nam Thanh (tên thật là Nguyễn Sinh Thân) và Lý Chí Thông (tên thật là Ngô Chí Thông).

Mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Xô, mà chính Bác Hồ là người đặt nền móng, đã ngày càng phát triển. Để rồi, người anh cả của phe Xã hội chủ nghĩa đã giúp đỡ Việt Nam hết mình trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, dẫn đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975 thống nhất đất nước.

Quả thực Bác Hồ, lịch sử đã lựa chọn nước Nga XôViết để không chỉ định hướng cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam mà còn đồng hành cùng với dân tộc Việt Nam trên con đường bảo vệ đất nước và mưu cầu thịnh vượng ngày nay./.

Theo TTXVN