Hoa khôi không vương miện
Đến tận ngày nay,ườiphụnữđượcvínhưTâyThixuấtthếkhuynhđảoloạttaychơiSàiGònxưtỷ lệ kèo 88 mỗi khi nhắc đến những mỹ nhân của Sài Gòn xưa, không ai có thể quên cái tên cô Ba Trà. Ở thời điểm đó, cô Ba Trà nổi tiếng đến nỗi tạo nên cơn sốt đầu tiên về mỹ nữ Sài Gòn.
Các tài liệu cũ ghi lại, cô Ba Trà tên thật là Trần Ngọc Trà (SN 1906 tại Cần Đước, Long An). Cô Ba Trà có tuổi thơ đau khổ và bị chà đạp khi mới 16 tuổi nhưng được trời phú cho nhan sắc hơn người.
Vẻ đẹp sắc nước hương trời của Ba Trà được chính cô kể lại cho học giả Vương Hồng Sển chép tỉ mỉ trong sách Sài Gòn tạp pín lù. Theo lời miêu tả, thời xuân sắc, vóc dáng cô Ba Trà như “con chim óc cau mùa lúa trổ...”.
Cô Ba Trà có khuôn mặt trái xoan, má hồng, môi đỏ, mũi dọc dừa, chân mày đều đặn. Đặc biệt, mỹ nữ sở hữu “hàng lông mi dài luôn ướt và đôi mắt ngây thơ của con chim bồ câu khát tình”.
Nhờ sở hữu vẻ đẹp trời ban, mỗi khi xuất hiện, cô Ba Trà luôn trở thành tâm điểm của mọi sự chú ý. Sách Sài Gòn tạp pín lùmiêu tả, dù trên toa xe hay sân ga, mỗi khi cô Ba Trà xuất hiện, ai ai cũng dừng lại ngắm nhìn rồi trầm trồ: “Tây Thi xuất thế, nhan sắc phi thường”.
Nhiều tài liệu khác khẳng định, trong khoảng 100 năm về trước, bàn về người đẹp tại Sài Gòn, ở Nam kỳ lục tỉnh không ai có thể sánh ngang cô Ba Trà.
Hứa Hoành, tác giả sách Các giai thoại Nam kỳ lục tỉnhviết: “Có lẽ người đàn bà đẹp nhất Nam Kỳ vào nửa thế kỷ trước mà ai ai cũng nghe nhắc đến là cô Ba Trà (tên thật là Trần Ngọc Trà) - một bà hoàng không ngai, lên xe xuống ngựa trong mấy chục năm liền.
Mỗi lần ra đường có tôi tớ, kẻ hầu người hạ, ngồi xe du lịch mui trần có tài xế riêng mặc đồng phục để lái, có người vệ sĩ ngồi băng trước để mở cửa. Thuở đó, hình ảnh cô Ba Trà là một bà hoàng quý phái, các ông phủ, ông huyện, các công tử, thầy thông, thầy ký đều nhìn cô thán phục...”.
Các bài báo cùng thời còn suy tôn cô Ba Trà là “Huê khôi (hoa khôi - PV) Sài Gòn”, dù người đàn bà này chưa từng tham gia bất cứ cuộc thi nào về sắc đẹp. Một số tài liệu khác lại đặt cho bà biệt danh “Étoile de Saigon” (Ngôi sao của Sài Gòn).
Cô Ba Trà bắt đầu nổi tiếng khi trút bỏ đoạn đời niên thiếu nhiều cay đắng để đến ở với người phụ nữ có tên Dì Tư Ăng-Lê. Người này dạy Ba Trà cách trang điểm, thoa son, cách đi đứng khoan thai, ăn nói duyên dáng khiến đàn ông mê mệt…
Từ đó, cô Ba Trà bước vào giới ăn chơi của giai cấp thượng lưu trong xã hội bấy giờ. Thậm chí, mỹ nữ trở thành thước đo đẳng cấp của những người đàn ông cùng thời.
Ở thời đỉnh cao nhan sắc, cánh đàn ông thuộc giới thượng lưu gồm công chức cao cấp, đại điền chủ, đại công tử đều tìm cách lấy lòng cô Ba Trà. Họ xem việc quen biết, “được cô Ba hạ cố giao thiệp là niềm vinh dự để chứng minh đẳng cấp”.
Lúc bấy giờ có nhiều giai thoại về việc cánh đàn ông khắp Nam Kỳ lục tỉnh tìm đến tán tỉnh, cung phụng, lấy lòng cô Ba. Một trong số này là vị bác sĩ tên T.N.A.
Các tài liệu xưa ghi lại, bác sĩ A. đã ngoài 40, có gia đình riêng. Trong một lần gặp Ba Trà, ông đã mê đắm người đẹp. Để sở hữu “hoa khôi”, ông dốc hầu bao thuê nhà riêng, chu cấp tiền bạc cho người đẹp tùy ý sử dụng.
Mỗi khi rảnh, ông đánh xe hơi đưa người đẹp lên Đà Lạt tránh nóng, ra Vũng Tàu ngắm biển… Tuy vậy, tiền bạc và sự yêu chiều hết mực của ông vẫn không thể níu giữ trái tim người đẹp.
Một lần, đang cùng nhau ngắm biển Ô Cấp (Vũng Tàu ngày nay), cô Ba Trà bỗng nhiên ôm mặt khóc khiến trái tim vị bác sĩ thắt lại. Khi được hỏi, Ba Trà thẳng thừng trả lời là nhớ người chồng tên Toàn mà cô đã cưới trước kia.
Mặc dù lòng đau như cắt nhưng bác sĩ A. vẫn quay xe, đưa người đẹp trở về. Sau lần ấy, vị bác sĩ này vẫn chưa thôi ảo vọng chiếm được trái tim người đẹp. Trong khi đó, Ba Trà vừa xài tiền của nhân tình vừa qua lại với những công tử lắm tiền nhiều của.
Biết Ba Trà thua bạc, một số công tử lên kế hoạch lừa người đẹp trốn bác sĩ A. xuống tận miền Tây chơi bài để gỡ gạc. Tại đây, cả nhóm thuê khách sạn chơi bài và thả cho Ba Trà thắng để có cơ hội “gần gũi, đụng chạm” người đẹp.
Biết chuyện, bác sĩ A. vẫn không hờn giận. Ông chỉ hỏi: “Nếu có tiền, em có chịu ở nhà hay không?”. Ba Trà nói có và ngay lập tức được ông cho người đem đến 3.000 đồng để bà thoải mái tiêu pha.
Tranh đua chiều lòng mỹ nữ
Dẫu vậy, bác sĩ A. vẫn không thể níu giữ được tâm trí người đẹp. Ít lâu sau, Ba Trà đến Đông Pháp lữ quán làm thu ngân với mục đích câu khách làng chơi.
Ngay lập tức, Đông Pháp lữ quán dập dìu khách làng chơi là các công tử, hội đồng, đại điền chủ ở khắp Nam Kỳ lục tỉnh. Cũng từ đây, Sài Gòn xuất hiện câu nói cửa miệng “Đi lại Yvette (tên tiếng Pháp do Ba Trà tự đặt cho mình) chơi”.
Theo nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển, đây là câu nói thông dụng của giới đàn ông, công tử thường lui tới Đông Pháp lữ quán, nơi có “hoa khôi” Ba Trà ngồi thu ngân. Tại đây, họ đến chơi bài, đánh tứ sắc “ăn hôn” với người đẹp.
Nếu thua, các tay chơi này phải chung tiền cho người đẹp Ba Trà. Ngược lại, nếu thắng, họ được phép hôn lên tay, lên má người đẹp một hoặc nhiều cái tùy vào số tiền mình đã cược trước đó.
Thời gian này, không ít công tử, đại điền chủ không ngần ngại tiêu tốn tài sản, ăn dầm nằm dề tại Đông Pháp lữ quán. Một trong số này là công tử Bích ở Trà Vinh, hội đồng quản hạt Thìn ở Rạch Giá.
Tuy nhiên, không ai trong số những tay chơi này có thể sánh kịp độ hào phóng của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (còn gọi là Hắc công tử). Nghe danh Ba Trà, Hắc công tử tìm đến Đông Pháp lữ quán chinh phục người đẹp.
Trong lần gặp đầu tiên, ông lập tức tung chiêu để lấy lòng mỹ nữ. Biết Ba Trà yêu tiền, thích cờ bạc, ông chở tiền đến Đông Pháp lữ quán đánh một ván bài trị giá lên đến 30.000 đồng.
Sách Công tử Bạc Liêu - Sự thật & Giai thoại của Phan Trung Nghĩa viết: “Thời bấy giờ, lúa chỉ 1,7 đồng 1 giạ, lương Thống đốc Nam kỳ chưa đến 3.000 đồng/tháng.
Số tiền 30.000 đồng trong 1 ván bài của công tử Bạc Liêu trở thành kỷ lục trong nghề cờ bạc ở Chợ Lớn, làm chấn động giới cờ bạc Sài Gòn”.
Sự hào phóng, xa hoa của Hắc công tử ngay lập tức chiếm được cảm tình của người đẹp. Ngoài Hắc công tử Trần Trinh Huy, cô Ba Trà cũng được công tử xứ Tiền Giang Lê Công Phước, thường gọi là Bạch công tử hay cậu Tư Phước George săn đón.
Hắc, Bạch công tử tranh giành Ba Trà tạo nên những giai thoại vô tiền khoáng hậu mà người đời sau vẫn còn ghi nhớ. Một trong số này là việc “hoa khôi” vô tình đeo vừa chiếc nhẫn hột xoàn 3.000 đồng của Bạch công tử lên ngón tay của mình.
Thấy vậy, cậu Tư Phước George nói không cần tháo ra và tặng luôn chiếc nhẫn quý cho người đẹp. Biết chuyện, mấy hôm sau, Hắc công tử tức tốc lên Sài Gòn.
Ông đến tiệm vàng nổi tiếng nhất tại thương xá Charner (sau này là thương xá TAX - PV) mua một chiếc nhẫn đính hột xoàn to gấp đôi để tặng cho Ba Trà.
Để đẹp lòng “hoa khôi”, mỗi khi đi chơi, 2 vị Hắc, Bạch công tử đều sử dụng những siêu xe đắt đỏ bậc nhất lúc bấy giờ. Nếu như cậu Tư Phước George luôn đến đón Ba Trà bằng chiếc Fiat Sport, thì công tử Bạc Liêu chỉ đi chơi với người đẹp bằng chiếc Alfa Roméo 8 máy.
Cả hai cũng sẵn sàng cung phụng, chiều chuộng thú vui bài bạc của người đẹp. Nhiều lần, Hắc, Bạch công tử đón Ba Trà đến khách sạn sang trọng bậc nhất Cần Thơ lúc bấy giờ là Hôtel De L’Ouest để đánh bài.
Mỗi lần thua, 2 vị công tử phải chung đủ tiền cho người đẹp. Khi thắng, cả hai được phép hôn, gần gũi “hoa khôi”. Trong những chuyến du lịch cùng 2 vị công tử nổi tiếng, cô Ba Trà thu về hàng chục nghìn đồng.
Dù được 2 vị công tử nổi tiếng chiều chuộng, suốt thời gian ở Đông Pháp lữ quán, cô Ba vẫn qua lại với nhiều tình nhân. Trong số này, không ít người có địa vị, giàu sang tìm đến cô Ba với tình yêu chân thật.
Kỳ tới: Cuộc tình tréo ngoe của hoa khôi không vương miện Sài Gòn xưa
Câu chuyện về cặp tình nhân Beatty và Faye Dunaway đã được dựng thành bộ phim Bonnie và Clyde vào năm 1967, tuy nhiên chuyện trong phim có vẻ không giống như câu chuyện đời thật.
(责任编辑:La liga)