Sau làn sóng kỳ thị người Trung Quốc,ịkháchHànQuốcbịđuổixuốngxekháchTôikhônglàmgìsaicảkq barca bây giờ sự kỳ thị lại chuyển hướng sang nhiều quốc gia khác. Ảnh minh hoạ: AP |
Chuyện buồn của vị khách Hàn Quốc
Sáng ngày 9/3, Thu Huyền (26 tuổi) lên Facebook kêu gọi: ‘Các bạn ơi, nếu có thể xin hãy đừng bài xích hay tẩy chay người ngoại quốc, bất kể là người nước nào trong thời điểm nhạy cảm này’.
Thời điểm viết những dòng chia sẻ đầy bức xúc này, Huyền đang ngồi trên chuyến xe khách Hà Nội - Quảng Ninh để về quê thăm con gái.
Xe to nhưng chỉ có vài vị khách ngồi cách xa nhau, mỗi người một ghế. Khi đi đến gần khu vực Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm, Hà Nội), lơ xe bắt đầu thu tiền của mọi người.
Chuyện sẽ chẳng có gì cho đến khi anh ta hỏi vị khách về đâu, vị khách trả lời ‘về Quế Võ’.
Nghe thấy giọng lơ lớ của vị khách, anh lơ xe hỏi lại: ‘Người nước nào? Trung quốc à?’
Bác dõng dạc trả lời: ‘Không, tôi là người Hàn Quốc. ‘Ngay lập tức lơ xe yêu cầu lái xe dừng lại và đuổi bác xuống. Lúc này, mọi người trên xe đều thấy bất bình và xin nhà xe giúp bác ấy được ở lại. Lái xe đồng ý nhưng anh lơ xe nhất quyết đuổi bác. Trước khi xuống xe, bác nói lại: Tôi đã sống ở Việt Nam 30 năm rồi và tôi không làm gì sai’.
Huyền cho biết, vị khách bị đuổi xuống ngay chân cầu Thăng Long - nơi khó mà bắt được xe khách hoặc taxi.
Sự việc khiến tất cả hành khách trên xe bất bình, Huyền kể lại. ‘Mình thấy bác ấy đã có ý thức đeo khẩu trang cẩn thận, và chọn chỗ ngồi gần cuối xe, không tiếp xúc với ai. Mình đoán là bác làm việc ở khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh). Trong khi anh lơ xe thậm chí còn không đeo khẩu trang’.
‘Bản thân mình và chắc là cả những vị khách khác đều cảm thấy thật bất lực vì chẳng thể giúp được gì cho bác ấy. Rồi lại chợt nghĩ, nếu như chính chúng ta, đang sống ở một đất nước khác, bị người khác bài xích và tẩy chay như thế thì chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào?’.
'Nếu như chính chúng ta, đang sống ở một đất nước khác, bị người khác bài xích và tẩy chay như thế thì chúng ta sẽ cảm thấy như thế nào?'. Ảnh minh hoạ: China Daily |
Làm việc cho một công ty của Hàn Quốc có trụ sở ở Hà Nội, Huyền thấm thía hơn ai hết thái độ bài xích người nước ngoài của một bộ phận người Việt trong thời điểm này.
Huyền kể, suốt thời gian qua khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, rồi đến Hàn Quốc, nhiều phen cô cũng điêu đứng khi tìm dịch vụ ở Hà Nội giúp các đồng nghiệp. ‘Nhiều lần mình gọi xe cho đồng nghiệp, khi khách lên xe, biết là người nước ngoài, họ đã từ chối thẳng thừng, mời xuống xe luôn’.
Cách đây chỉ 3-4 ngày, Huyền và 2 ‘sếp’ khác của cô là người Hàn Quốc có ghé vào một quán trà chanh trên phố. Nhưng khi 2 đồng nghiệp của cô vừa lên tiếng, nghe thấy giọng Hàn Quốc thì ngay lập tức một nhóm bạn trẻ ở bàn bên cạnh đã khiêng bàn ra chỗ khác ngồi rồi chỉ trỏ lại phía bàn cô.
Lúc ấy, tôi thực sự cảm thấy xấu hổ vì thái độ kém văn minh ấy của người dân nước mình.
Ở nhà chống dịch, vợ chồng tôi gắn bó hơn
Là người Mỹ, anh Tom Utzinger kết hôn với vợ người Việt và sinh sống ở Quy Nhơn (Bình Định) đã nhiều năm nay. Chị Diệu Tâm - vợ anh cho biết, vì 2 vợ chồng đều là giáo viên nên từ sau tết Nguyên Đán, anh chị đã có một kỳ nghỉ dài. Cuộc sống của anh chị không có nhiều thay đổi mặc dù anh có cảm nhận được một chút ít ‘xa lánh’ của người lạ khi vào quán cà phê.
‘Anh kể, có 2 lần vào quán cà phê lạ, người ta nhìn anh bằng ánh mặt dè chừng và có ý tránh xa. Còn hầu hết anh ra ngoài đều tiếp xúc với những người quen. Mọi người biết là anh đã sống ở đây lâu rồi, nên không gặp khó khăn gì’ - chị Tâm chia sẻ.
Chị Tâm cũng cho biết, mặc dù hai vợ chồng nghỉ làm, cuộc sống có thay đổi đôi chút nhưng nhìn chung mọi thứ đều ổn. Điều khiến anh chị lo lắng nhất trong thời gian qua lại là cậu con trai đang du học bên Mỹ.
‘Cả nhà cũng suy nghĩ rất nhiều về chuyện nên khuyên con ở lại hay về nước. Sau khi tính toán rất nhiều yếu tố thì hiện tại, cháu quyết định ở lại. Nhà trường vừa cho nghỉ học, chuyển sang học online đến tháng 6’.
‘Tôi cũng dặn cháu ở lại nên hạn chế ra ngoài và thực hiện đúng các hướng dẫn y tế cần thiết để bảo vệ mình trong tình hình đang phức tạp như thế này’.
Thời dịch bệnh lại khiến gia đình chị Vy gắn bó hơn nhờ những bữa cơm nhà. Ảnh: NVCC |
Cũng giống như gia đình chị Tâm, chị Vy có chồng là người Nhật, hiện sống ở TP.HCM 6 năm nay.
Chị Vy chia sẻ, việc hạn chế ra ngoài mùa dịch lại khiến cuộc sống gia đình chị thay đổi theo hướng tích cực hơn.
‘Trước kia, vì công việc bận rộn, 2 vợ chồng mình rất hay ra ngoài ăn - một tuần phải tới 2-3 bữa tối ăn ngoài. Nhưng từ khi có dịch, chúng tôi chăm chỉ nấu nướng ở nhà hơn. Cả hai lại có cơ hội nấu cho nhau ăn những món truyền thống của Việt Nam và Nhật Bản mà trước đây ít có thời gian để làm’.
‘Bữa trưa chúng tôi cũng không ăn ngoài nữa, mà mang cơm hộp từ nhà đi, vừa tiết kiệm lại an toàn’.
Bình thường, chị Vy hay thuê người giúp việc theo giờ nhưng cả tháng nay người giúp việc về quê lo việc gia đình, không làm cho nhà chị được. Thế là hai vợ chồng chị phải phải xắn tay làm mọi việc nhà. ‘Hơi mệt tí nhưng hai vợ chồng lại gắn bó, chia sẻ với nhau hơn’.
Chị Vy bảo, thời dịch bệnh, cuộc sống của ai cũng sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều nhưng nếu mỗi người chịu khó một tí, nhìn theo hướng tích cực thì mọi thứ vẫn sẽ nhẹ nhàng và bình thường như nó vốn có.
Bất đắc dĩ trở thành F2 trong những ngày Hà Nội đang căng mình phòng chống dịch, chị Thuý Hằng được chứng kiến và nghe kể lại những chuyện cười ra nước mắt.
(责任编辑:La liga)
Toyota bZ3 ra mắt nhận số đơn đặt hàng khủng sau 1 ngày mở bán
Hiệu trưởng trường sư phạm: “Dạy học không thuần túy chỉ là làm công ăn lương”
Thầy giáo soái ca khiến sinh viên “phát cuồng” ở trường Tự nhiên
Xem trực tiếp Hà Nội vs TP HCM ở kênh nào
Hành trình thầm lặng của người cha giúp con nói 'tiếng người'
Thầy lang lĩnh 10 năm tù do tát bệnh nhân đến chết để chữa tiểu đường
Liverpool hối hận trả 100 triệu euro cho Darwin Nunez
Tại sao 99% cuộc gọi hẹn khách đi xem nhà bị thất bại?
ĐH Công nghệ TP.HCM nhận Huân chương Lao động hạng Nhất