Mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện”: Thay đổi tư duy, tác phong của cán bộ công chức_tỷ lệ kèo vip
Mô hình “Chính quyền,ôhìnhChínhquyềncôngsởthânthiệnThayđổitưduytácphongcủacánbộcôngchứtỷ lệ kèo vip công sở thân thiện” được tỉnh triển khai trong giai đoạn 2016-2020 đã và đang tạo những bước đột phá mạnh mẽ trong công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC). Từ mô hình này, các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo để tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết nhanh chóng TTHC…
Cán bộ “một cửa” UBND huyện Dầu Tiếng niềm nở giải quyết TTHC cho người dân
Triển khai linh hoạt, hiệu quả
Từ cuối năm 2015, trên cơ sở chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và hướng dẫn của Sở Nội vụ về việc xây dựng mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện” giai đoạn 2016-2020, các cơ quan, địa phương trong tỉnh đã triển khai thực hiện nghiêm túc, cụ thể hóa nội dung phù hợp với tình hình, nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị, địa phương. Từ mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện”, một số sở, ban, ngành và chính quyền các cấp đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo, bổ sung một số nội dung khác vào phương châm “5 biết”, “3 thể hiện” trong xây dựng mô hình phù hợp với đặc thù riêng của cơ quan, địa phương. Cụ thể như mô hình “Viên sỏi thân thiện” ở xã Bình Mỹ, huyện Bắc Tân Uyên hay việc xây dựng phương châm hành động “4 phong cách” (trọng dân, gần dân, học dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân) và “6 phương châm” (chân thành, tích cực, thận trọng, kiên trì, tế nhị, hiệu quả) tại TX.Thuận An cũng là điển hình.
Từ những cách làm hay này, tại các cơ quan, đơn vị, các TTHC được công khai, minh bạch về thành phần hồ sơ, quy trình giải quyết, phí, lệ phí và thời gian giải quyết... Từ đó, từng bước làm thay đổi cơ bản mối quan hệ giữa chính quyền và người dân, cộng đồng doanh nghiệp, hướng đến xây dựng nền hành chính phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi đến giao dịch với cơ quan hành chính Nhà nước. Nhiều cơ quan và các cấp chính quyền đã chủ động nâng cao năng lực, trách nhiệm, kỹ năng, nghiệp vụ và tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức (CBCC), chống biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền trong đội ngũ CBCC; nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh.
Tại 91 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, từ khi triển khai rộng khắp mô hình đã tạo những thay đổi lớn trong nhận thức của cán bộ, nhất là cán bộ “một cửa” trực tiếp giải quyết TTHC cho người dân. Thông qua việc triển khai mô hình, các địa phương đã tổ chức khảo sát, lấy ý kiến nhân dân về sự hài lòng trong giải quyết TTHC, tổ chức công khai số điện thoại tiếp nhận phản ánh, kiến nghị, số điện thoại của cán bộ lãnh đạo; đồng thời xây dựng được những chuẩn mực trong văn hóa ứng xử cho cán bộ “một cửa”. Cùng với đó đã làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của CBCC về phong cách phục vụ nhân dân trong giải quyết TTHC. Lãnh đạo các địa phương cũng tăng cường công tác đối thoại với nhân dân, doanh nghiệp, công nhân lao động, tạo nên hình ảnh chính quyền thân thiện, gần gũi hơn, vì nhân dân phục vụ.
Thực tiễn cho thấy, mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện” đã đi vào thực chất và đã góp phần quan trọng, tích cực trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền, cơ quan Nhà nước. Đội ngũ CBCC đã thay đổi nhận thức trong phục vụ nhân dân giải quyết TTHC, góp phần cải thiện và nâng cao Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI), Chỉ số CCHC cấp tỉnh. Việc xây dựng mô hình này thực chất là sự gắn kết hệ thống và làm nền tảng cơ sở nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả của hoạt động chính quyền, cơ quan Nhà nước, trong đó tập trung thực hiện công tác cải cách TTHC, quy chế dân chủ, văn hóa công sở, quy tắc ứng xử... Từ đó, xây dựng đội ngũ CBCC Nhà nước thực sự là công bộc của dân. Người dân đã đánh giá cao mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện”.
Nhiều bài học kinh nghiệm
Điều đáng chú ý là khi có kế hoạch triển khai mô hình này, tất cả bộ phận “một cửa” cấp xã đều biết cách học gần dân, sát dân. Từng cán bộ tự tạo dựng, duy trì tác phong làm việc chuẩn mực, chuyên nghiệp, gắn kết sự bền chặt giữa CBCC với niềm tin đối với người dân. Từ đó, góp phần từng bước chuyển từ chính quyền quản lý sang chính quyền thân thiện. Trong quá trình triển khai mô hình, các đơn vị, địa phương đã chú ý xây dựng nội dung “5 biết” (biết nghe dân nói, biết nói dân hiểu, biết làm dân tin, biết xin lỗi và biết cảm ơn); “3 thể hiện” (tôn trọng - sự tôn trọng trong quan hệ giao tiếp, văn minh - bao hàm cả ý nghĩa lịch sự, văn hóa trong giao tiếp, giải quyết công việc, gần gũi - giải quyết công việc nhanh, không quan cách, khó chịu). Qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước, xây dựng được hình ảnh chính quyền thân thiện trong mắt của người dân.
Một trong những điểm nổi bật nhất khi các cơ quan, đơn vị triển khai mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện” là đã chú ý xây dựng các phong trào “Nụ cười công sở”, các quy định về văn minh, văn hóa công sở, có thái độ làm việc tôn trọng, phong cách làm việc dân chủ, gần gũi, nhẹ nhàng, lịch sự khi tiếp xúc, giao tiếp với người dân. Nhiều địa phương đã xây dựng mẫu “thư xin lỗi” đối với tổ chức, cá nhân khi giải quyết không đúng hẹn, không giải quyết kịp thời công việc hành chính của người dân. Qua hơn 4 năm triển khai mô hình này, các địa phương đã rút ra nhiều bài học kinh nghiệm hay, tạo dựng môi trường làm việc hiệu quả, minh bạch, công khai TTHC trên môi trường mạng, tại nơi làm việc, CBCC niềm nở trong giao tiếp, ứng xử, tạo niềm tin trong cộng đồng doanh nghiệp.
Mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện” đã tạo sự gắn kết hệ thống và làm nền tảng cơ sở nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của chính quyền, cơ quan Nhà nước, nhất là trong công tác cải cách TTHC; từ đó đã góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
TRẦN KHẮC TUẤN (Sở Nội vụ)