Trạm thư tay chữa lành_kẹo ý
Phương viết kín hai mặt giấy. Trong lúc cô viết,ạmthưtaychữalàkẹo ý nhân viên chỉ đặt khăn giấy lau nước mắt lên bàn và không nói gì. Cô gấp thư, dán tem và đặt vào hộp gỗ góc phòng.
"Viết xong, tôi cảm thấy dễ chịu vì trút hết được cảm xúc mà không bị phán xét", Phương nói.
Trong lần đi dạo vào đầu năm, cô khám phá ra mô hình kết bạn và tâm sự ẩn danh bằng thư tay trong quán cà phê này. Khi ấy Phương gặp nhiều căng thẳng trong cuộc sống và tình cảm nên quyết định trải nghiệm.
Quán sắp xếp một khu vực riêng gọi là "trạm thư", ở đó chuẩn bị giấy, bút và các dụng cụ trang trí thư. Ở đây có ba hình thức gồm viết thư chia sẻ nỗi lòng của mình với người lạ, viết thư hồi âm người khác (khách ngẫu nhiên đến quán) hoặc viết thư gửi chính mình trong tương lai. Trạm sẽ giữ thư tối đa 24 tháng với phí dịch vụ 119.000 - 180.000 đồng, tùy theo hình thức.
Những lá thư thường không có thông tin người viết. Tất cả đều trao đổi ẩn danh và được quản lý qua hệ thống mã hóa. Khi có người hồi âm, khách sẽ nhận được thông báo để đến nhận.
Phương đã gửi hơn bốn thư tay để giải tỏa cảm xúc của mình đồng thời cũng viết thư an ủi người khác. Tháng trước, cô bóc lá thư có thông điệp Liệu trái tim của người lớn có phải là con hàu mang vỏ?. Người viết kể chuyện tình yêu của họ. Cô dành một giờ để viết thư trả lời.
"Tôi thích đọc nét chữ nắn nót như đọc được tính cách và cảm xúc của họ", cô nói. "Nhiều bức nhòe nước mắt. Không biết họ là ai, ở đâu nhưng tôi cảm thấy đồng cảm và vui vì được động viên người khác".