Cần thủ phấn khích câu được cá da trơn 120kg sau 1 giờ vật lộn trên sông_ket qua giao huu cau lac bo
Yuri El Diablo Grisendi đến từ Reggio Nell Emilia,ầnthủphấnkhíchcâuđượccádatrơnkgsaugiờvậtlộntrênsôket qua giao huu cau lac bo Ý, đang đi ngồi trên thuyền câu cá trên sông Po gần Mantova thì thì một con cá da trơn khổng lồ bất ngờ cắn câu.
Người đàn ông 38 tuổi, một cần thủ đã đánh cá được 20 năm, cho biết anh chưa bao giờ nhìn thấy con cá nào to như vậy và đây là con cá lớn nhất mà anh câu được.
Đoạn video ghi lại cho thấy, người đàn ông đang vật lộn để kéo con cá da trơn lên khỏi mặt nước, trong khi con vật cố gắng vùng vẫy để thoát khỏi lưỡi câu.
Sau một hồi vật lộn thì cuối cùng người đàn ông đã kéo được con cá nặng hơn 1 tạ lên thuyền. Ở phần sau của clip, có thể thấy Yury đang ở dưới nước cùng với con cá da trơn khổng lồ.
"Tôi chưa bao giờ thấy con cá nào giống như vậy, nó giống một con quái vật. Suốt 20 năm cầm cần câu, chưa bao giờ tôi bắt được con cá da trơn nào to như thế - nó là một con thủy quái. Thật thích thú khi đây là con cá lớn nhất tôi từng câu được, nó nặng 120kg".
Yury mất hơn một giờ để câu được con cá da trơn khổng lồ trên và rất hài lòng với thành tích của mình.
"Phải mất rất nhiều kiên nhẫn và sức lực nhưng việc nhìn lại những bức ảnh của tôi với con cá khiến mỗi giây đều đáng giá.”, Yury cho biết thêm.
Trước đó, Hiệp hội câu cá quốc tế (IGFA) từng công nhận con cá da trơn nặng nhất đạt trọng lượng 135kg, cũng được bắt tại sông Po.
Cá da trơn hay còn gọi là cá trê khổng lồ là một loài xâm lấn và là loài cá nước ngọt lớn nhất ở Châu Âu. Loài cá này có nguồn gốc từ Trung và Đông Âu, du nhập vào Tây Âu từ những năm 1970. Một người câu cá ở Đức khi đó đã mang thả hàng nghìn con cá con ở sông Ebro, Tây Ban Nha với hi vọng chúng sẽ phát triển, tạo thuận lợi cho người đi câu. Những người câu cá khác cũng làm theo, thả cá da trơn trên các con sông tại nhiều quốc gia.
Loài cá này phát triển nhanh chóng kể từ đó , sinh trưởng tại ít nhất 10 quốc gia ở Tây Âu, bao gồm Pháp, Italia, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh, dẫn đến sự giảm sút của các loài sinh vật bản địa.