Có những câu nói tưởng chừng bình thường mà cha mẹ vẫn nói hằng ngày,ữngcâunóiquenthuộcchamẹkhôngnênnóivớlich phát sóng bóng đá nhưng con trẻ khi nghe thấy sẽ cảm thấy tổn thương.
Phải luyện tập nhiều mới tốt lên được
Câu nói này khiến trẻ có cảm giác rằng bé mắc lỗi là do không đủ chăm chỉ. Cho dù thực sự đã rất cố gắng thì đôi khi kết quả vẫn không tốt như mong đợi, câu nói này sẽ khiến trẻ nghĩ rằng toàn bộ những nỗ lực của mình đều không được coi trọng.
Thay vì thế, hãy nói với con rằng: “Nếu cố gắng, con sẽ ngày càng tốt hơn”.
Không sao đâu
Khi con bị ngã trầy đầu gối và òa khóc, câu nói “Không sao đâu” sẽ chỉ khiến bé cảm thấy tệ hơn vì nghĩ rằng mọi người không thể hiểu được nỗi đau của mình.
Lúc này cha mẹ nên an ủi trẻ bằng câu: “Cú ngã đó sợ thật. Con có muốn mẹ băng bó lại và thổi cho con không?”.
Nhanh lên
Đây là câu cha mẹ thường xuyên thốt ra, và thường mang sắc thái quát tháo và giục giã, điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy căng thẳng, thậm chí sinh ra phản ứng chống đối.
Thay vào đó, hãy gọi con một cách nhẹ nhàng và đặt những giới hạn thời gian từ sớm hơn để trẻ kịp chuẩn bị, ví dụ như: “Nhanh lên nào, mẹ cho con 2 phút để chuẩn bị nhé”.
Mẹ đang ăn kiêng
Khi nghe mọi người nói về vấn đề cân nặng hay béo phì, trẻ có thể sẽ mường tượng ra một cơ thể không khỏe mạnh và trở nên sợ việc ăn uống.
Vì thế, khi thấy con hỏi tại sao phần ăn của mọi người khác nhau, hãy giải thích cho trẻ rằng: “Mẹ ăn rau để tốt cho sức khỏe và vì mẹ thích vị của chúng”.
Chúng ta không đủ tiền mua đâu
Câu nói này thể hiện rằng bạn đang không chủ động về tài chính và sẽ gây cho trẻ mặc cảm rằng gia đình đang khó khăn.
Vậy nên hãy nói với con rằng cả nhà đang để dành tiền cho mục đích lớn khác (như đổi nhà, mua xe…) thay vì nói rằng cha mẹ không đủ tiền.
Có thể nhiều bà mẹ không biết được rằng, cho trẻ ăn, bú không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến thính giác của trẻ nhỏ.