Theớnmọcdạinhưnglàbàithuốcchữabệnhtốtchosứckhỏlịch thi đấu bóng đá anho lương y Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, ở nhiều tỉnh rau dớn còn được xem là "vua của các loại rau". Loại rau này mọc tự nhiên nên không có thuốc trừ sâu, tăng trưởng.
Người dân thường thu hoạch những đọt ngọn non cuốn lại như vòi voi để chế biến thành món ăn. Rau dớn vào mùa mưa là ngon nhất vì nhiều lá non.
Theo y học cổ truyền, rau dớn là một bài thuốc chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Về tính vị, rau dớn có tính mát, lợi tiểu, tốt cho đại tràng. Nhiều công năng khác nhau như chữa ho, nhức đầu, sốt cao, làm lành vết thương, nhiễm trùng da, tiêu chảy, kiết lỵ.
Đặc biệt, rau dớn là thuốc bổ cho phụ nữ sau sinh. Ăn rau dớn giúp lưu thông máu. Chất nhớt trong lá, thân giúp nhuận tràng. Cành và lá rau này có thể phơi khô làm trà uống. Ngoài ra, bạn có thể chế biến rau dớn thành các món ăn bổ sung trong các bữa cơm hằng ngày.
Trong sinh hoạt, rau dớn có thể giúp bạn làm lành vết thương cầm máu. Lấy 50gram rau dớn rửa sạch giã nhỏ và đắp trực tiếp lên vết thương. Trường hợp đau bụng, hen suyễn, sốt rét có thể lấy rau dớn rửa sạch đem thái nhỏ rồi sắc lên với 200ml nước đun đến khi gần cạn thì chắt nước uống.
Lương y Sáng lưu ý rau dớn có chất nhờn nên rửa cần nhẹ tay. Ngoài ra, lá và thân bẩn nên cần được rửa thật sạch, chần qua nước sôi để giảm độ nhớt và nâng cao chất lượng món ăn.
Rau dớn thường mọc ở các khu vực ẩm ướt, nó có tác dụng hút asen trong đất làm sạch môi trường nên khi ăn cần chọn rau ở vùng đất không bị ô nhiễm hóa chất. Nên ăn rau nấu chín, hạn chế gỏi rau dớn vì có thể gây chướng bụng cho người ăn.