Một nhóm bé gái châu Phi bị nhốt ở Mỹ trái với ý nguyện và bị buộc lao động ngày đêm. Lần đầu tiên,ôlệthờihiệnđạigiữanướcMỹhoalệxem kết quả bóng đá hà lan họ bộc bạch chi tiết về cuộc phiêu lưu hãi hùng và mở cánh cửa vào thế giới nô lệ thời hiện đại. Tuy nhiên, thời điểm này, câu chuyện không diễn ra như hàng trăm năm trước đây. "Giống như bị nhốt trong một cái cũi", Nicole, hiện đã 19 tuổi nói. CNN không sử dụng tên thật của cô gái này. "Tôi luôn phải cư xử cho phải phép. Không có tự do chút nào". Gia đình các cô gái gửi con sang Mỹ sau khi được hứa con họ sẽ được giáo dục tốt hơn. Tuy nhiên, một khi đặt chân tới Mỹ, tất cả bị ép làm việc trong các cửa hiệu tết tóc ở khắp khu vực Newark, chỉ cách thành phố New York một quãng đường ngắn, ngay dưới bóng của Tượng Nữ thần Tự do. Các bé gái, hiện đã là phụ nữ trẻ, suốt từ đó tới nay mới kể công khai về những gì đã diễn ra. "Thật khủng khiếp", Zena Amevor, khi bị đưa từ Togo tới Mỹ lúc 15 tuổi nói. "Đôi khi, thức ăn không đủ cho tất cả chúng tôi...Giống như một nhà tù. Tôi bị mắc kẹt ở đó...Kinh hoàng". Lần đầu tiên, các cựu nô lệ đã kể chi tiết về cuộc phiêu lưu hãi hùng của mình và đưa ra cái nhìn trong cuộc về thế giới buôn người và nô lệ thời hiện đại. Jacqueline 13 tuổi khi gia đình gửi cô bé tới Mỹ. Jacqueline không biết rằng người phụ nữ cô gọi là "dì" là một kẻ buôn người. Hiện chưa rõ bà dì này có họ hàng máu mủ gì với Jacqueline không. "Bố tôi làm việc rất chăm chỉ để tôi có thể tới trường vì vậy khi bà dì tới và nói với gia đình rằng tôi có thể đi học ở Mỹ...họ đều tin tưởng. Ai cũng mừng vì điều đó". Các cô gái làm việc tại một salon, phải đứng suốt ngày, đôi khi hơn 12 tiếng, vẫy vẫy các túm tóc tết 7 ngày một tuần. Công việc này kéo dài hơn 5 năm. "Chúng tôi đứng suốt ngày, chỉ tết tóc. Nếu khách hàng muốn những lọn tết nhỏ, sẽ phải làm việc tới 2h sáng....Đó là công việc hàng ngày", Jacqueline kể. "Tôi ước mình có thể đi với họ", Nicole nói. "Phần lớn thời gian, tôi kết thúc bằng việc bật khóc...bởi vì khi nhìn những bạn đồng lứa xung quanh vui chơi, đi xem phim và là một thiếu niên đúng nghĩa....Tôi không thể hiểu tại sao cuộc đời tôi lại như thế này...". Một trong những điều trớ trêu ở đây là, các khách hàng đến cửa hiệu của những nữ nô lệ này tết tóc phần đông là phụ nữ Mỹ gốc Phi, nhiều người có thể có tổ tiên là nô lệ, được đưa tới Mỹ cách đây nhiều thế hệ. Tình trạng nô lệ thông qua buôn người đang diễn ra tràn lan tại Mỹ dù nó thường không bị phát hiện, các quan chức hành pháp cho hay. Nicole, Zena, Jacqueline và nhiều bé gái khác bị nhốt thành từng nhóm trong các ngôi nhà ở khu Newark và East Orange, New Jersey. Các bé gái được đưa tới Mỹ vào các thời điểm khác nhau từ 2002 tới 2007, tài liệu tòa án cho hay. Do các nhóm lao động này ngày càng lớn, những kẻ buôn người hết chỗ chứa và phải thuê thêm nhà ở cho các nô lệ. Đó là các ngôi nhà nằm giữa khu dân cư, có bãi cỏ được xén tỉa gọn gàng, thường gần nhà thờ, trường học và các tòa nhà cộng đồng. "Tôi cho rằng khó có ai tin được rằng vào năm 2010, có những người đẩy người khác vào tình trạng nô lệ", Paul Fishman, luật sư người Mỹ ở New Jersey, nhân viên văn phòng đã thành công đưa vụ việc ra ánh sáng. "Đó là hành động vi phạm nhân quyền không thể chấp nhận được". Những kẻ buôn người bị kết tội trong vụ này gồm một bà mẹ, một người cha và cậu con trai tới từ Tây Phi, tài liệu của tòa án và các quan chức hành pháp cho biết. Nicole, Zena và Jacqueline mô tả cảnh sống trong sợ hãi ngay sau khi tới Mỹ. Ban ngày, tất cả bị ép làm việc tại cửa hàng làm tóc và tối ngủ trên sàn đất lạnh. "Khi mới tới Mỹ...tôi được hỏi liệu tôi có được tới trường không, bà ta nói, chẳng có trường học nào cả"Jacqueline kể khi nói về bà dì hờ - chủ đường dây buông người. Những kẻ buôn người kiểm soát các bé gái bằng cách đánh đập, bớt đồ ăn, tách người này với người kia và đôi lúc là lạm dụng tình dục, tài liệu tòa án cho thấy. "Tôi luôn nghĩ tới chuyện chạy trốn nhưng lại không biết ai", Zena kể. "Tôi khong biết đi đâu, không bạn bè, không có ai để nói chuyện cùng, nên thật khó. Tôi không có nơi nào để đi". 5 năm sau ngày các cô gái đặt chân tới Mỹ, lực lượng hải quan và nhập cư Mỹ (ICE) nhận được mật báo và bắt đầu theo dõi ngôi nhà nơi các cô gái bị nhốt. Sau nhiều tháng theo dõi, các nhân viên của ICE đột kích các ngôi nhà vào năm 2007. Trong nhà, họ thấy các cô gái và những tấm thảm trên nền nhà. Bọn buôn người đã giấu kín túi tiền và hộ chiếu các nữ nô lệ này. Theo tài liệu tòa án, bọn buôn người bòn rút từng đồng mà các cô gái làm ra, cả tiền bo và tiền công tết tóc. Chúng kiếm được khoảng 4 triệu USD. Hiện nay, Nicole, Zena, Jacqueline và những cô bé khác đang cố tiếp tục sống. Một số đi học nhưng hầu hết không thể trở về nhà ở Tây Phi.
Cuộc hành trình của Nicole bắt đầu vào năm 2002 khi cô bé mới 12 tuổi và sống trong ngôi làng nhỏ tại tây Ghana. Nicole và khoảng 20 bé gái khác bị giữ tại một nơi bình thường nhưng luôn nằm trong sự giám sát của những kẻ giam giữ.
Đôi lúc, các cô bé phải tết tóc cho những thiếu niên Mỹ không lớn hơn họ nhiều tuổi. Đó là những cô bé Mỹ tự do và không có ý tưởng gì về việc những người làm tóc cho mình là nô lệ.