Các giáo viên tiếng Anh ở Nhật Bản thường xuyên than phiền về việc học sinh nước này rất lười nói trong lớp khi được yêu cầu.
Có rất ít nghiên cứu khoa học về những lý do khiến học sinh Nhật Bản cảm thấy rất miễn cưỡng khi phải giao tiếp bằng ngôn ngữ thứ hai.
Mới đây,ạisaosinhviênNhậtimlặngtronggiờtiếsoi kèo verona vs inter milan Jim King – một chuyên gia về ngôn ngữ học ở ĐH Leicester (Anh) đã có một số nghiên cứu về hiện tượng này. Ông vừa trình bày những phát hiện của mình ở London trước các chuyên gia và nhà giáo dục Nhật Bản.
King – người từng có kinh nghiệm giảng dạy ở Nhật – cho rằng có nhiều nguyên nhân cho hiện tượng này, trong đó có yếu tố tâm lý, văn hóa và phương pháp dạy.
Ông đã tìm hiểu hành vi của 924 sinh viên ở 9 trường đại học khác nhau và phát hiện ra nhiều sinh viên có một “nỗi khiếp sợ tâm lý” rằng vốn tiếng Anh của họ rất tệ và họ cảm thấy nếu họ cố gắng sử dụng nó thì họ sẽ “mất mặt” với bạn bè.
Sự nhạy cảm quá mức này khiến họ không sẵn sàng chia sẻ. King kết luận điều này sau nhiều giờ quan sát lớp học và phỏng vấn.
Ông cũng phát hiện ra rằng nhiều giáo viên nói quá nhiều và cho sinh viên rất ít cơ hội để luyện tập khả năng tiếng Anh của mình. Họ dùng một lượng thời gian đáng kể để dịch từ văn bản tiếng Anh sang tiếng Nhật.
King tin rằng, học sinh, sinh viên Nhật Bản có thể cảm thấy thoải mái hơn khi im lặng trong lớp do văn hóa không muốn nổi bật trước đám đông. Tuy nhiên, một trong những thí nghiệm sau đó của ông với sinh viên Nhật và sinh Anh đều cho thấy mức độ khó chịu bằng nhau khi giáo viên ngừng nói và cả lớp chìm trong im lặng.
“Tôi nghĩ rằng văn hóa có thể là cội nguồn để giải thích cho sự thích im lặng này” – King nói. “Nhiều người học Nhật Bản đã được dạy rằng phải để ý đến mọi người xung quanh. Điều này khiến mọi người tự kiểm soát chính mình”.
Ông King đã quan sát 30 lớp học trong tổng số 48 giờ và phát hiện ra những “bằng chứng không thể chối cãi” của sự im lặng. Phần lớn thời gian trên lớp dành cho giáo viên nói hoặc cả lớp im lặng đọc, viết, nghe audio. Các cuộc đối thoại của học sinh chỉ chiếm 0,21% tổng thời gian.
Ông cũng quan sát thấy hiện tượng đám đông ở một số lớp, mặc dù việc sinh viên không hiểu giáo viên nói gì cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng im lặng trong các lớp học tiếng Anh.
King cho biết, khả năng nói tiếng Anh của người Nhật không tệ đến mức như người ta vẫn nói. Nhưng những người nói tốt nhất thường cảm thấy họ phải kiềm chế bản thân để phù hợp với nhóm của mình.
Bên cạnh vấn đề văn hóa còn có yếu tố tâm lý và phương pháp giảng dạy. Sinh viên biết rằng họ vẫn sẽ thi đỗ một cách dễ dàng bằng cách tham gia một số lớp học tiếng Anh bắt buộc vào năm nhất đại học. “Chẳng có lý do gì để họ phải giao tiếp. Giao tiếp rất là rủi ro. Ngồi im lặng là một lựa chọn hợp lý” – ông cho biết.
Cách dạy truyền thống giúp cho sinh viên được thảnh thơi, và thường thì họ chỉ bị yêu cầu phải đưa ra câu trả lời chỉ có một từ. Ông đã chứng kiến một số sinh viên ngủ gật trong những lớp học thiếu sự tương tác ở ngôn ngữ thứ hai.
King – người đã có 7 năm là giáo viên, giảng viên ở Nhật Bản – cho rằng người giáo viên cần phải biết cách đứng lùi lại để cho sinh viên có cơ hội nói và đừng cố gắng lấp đầy sự im lặng nếu lúc đầu sinh viên không phản ứng lại yêu cầu hay câu hỏi.
Giáo viên nên khuyến khích các hoạt động nhóm/ cặp, đảm bảo rằng việc sử dụng ngôn ngữ đó là thích hợp với trình độ của lớp, và không dành quá nhiều thời gian để sửa lỗi.
Giáo viên cũng nên thay đổi chỗ ngồi của người học thường xuyên để tránh hình thành phe nhóm.