Bên cạnh tuyến đường sắt,điệntrongnộiôSàiGòncuốithếkỷgiải new zealand ở Sài Gòn, chính quyền đã đầu tư vào xây dựng tuyến đường xe điện chạy trong nội ô thành phố. Trong thời gian này, ở Sài Gòn có hai tuyến xe điện: Tuyến xe điện Route Haute và Route Basse.
Xe điện và xe bus trên đường Đồng Khánh ở Chợ Lớn (nay là đường Trần Hưng Đạo B). Nguồn ảnh: manhhai flickr. |
Tuyến xe điện Route Haute (Sài Gòn - Chợ Lớn), được chuyển nhượng vào ngày 19/01/1880, đã mở cửa hoạt động vào ngày 01/01/1882. Tuyến này phục vụ lưu thông giữa Sài Gòn và Chợ Lớn, lộ trình trải dài, phần lớn trong vùng không có người sinh sống ở đồng Lăng Mộ. Ngay từ những ngày đầu, lượng hành khách đông đúc đã dẫn công ty đặc quyền khai thác này đến việc đề nghị nối dài tuyến đường đến Bình Tây.
Tuyến xe điện Route Basse nối Sài Gòn với Chợ Lớn, dọc theo kinh Bến Nghé, được mở cửa hoạt động ngày 14/7/1891. Xe điện Route Basse đi đến các chợ Sài Gòn và Chợ Lớn, hành khách và hàng hóa trong vùng trải dài từ Sài Gòn đến Hóc Môn, có nhiều trạm để phục vụ dân lao động ở ngoại ô Sài Gòn, Chợ Lớn, nằm dọc kinh Bến Nghé.
Sự phát triển của hệ thống xe điện quanh Sài Gòn và tuyến xe lửa Sài Gòn - Mỹ Tho đã kéo theo sự phát triển về thương mại. Xung quanh ga Sài Gòn, gần chợ Bến Thành, các cửa tiệm, hàng quán, nhà nghỉ mọc lên.
Người từ khắp lục tỉnh Nam Kỳ đến Sài Gòn như các chủ vựa, nhà buôn, điền chủ, chủ hãng, công nhân, học sinh đều ghé vào những điểm buôn bán này. Hàng quán nổi tiếng cạnh khu chợ Sài Gòn là nhà hàng Quảng Hạp, Đông Pháp lữ quán ở đường d’Espagne, nhà hàng Cửu Long Giang ở đường Aviateur Garros...
Sự ra đời của hệ thống xe lửa, xe điện góp phần rất lớn vào hoạt động vận chuyển hành khách và hàng hóa trong nội đô Sài Gòn và từ Sài Gòn đi các tỉnh, đồng thời đóng vai trò là một trong những tuyến đường vận tải đặc biệt quan trọng của người dân Sài Gòn thời kỳ đó.
Cùng với Sài Gòn, Chợ Lớn cũng bắt tay vào chương trình quy hoạch đường sá và phát triển khu dân cư đô thị. Chương trình đô thị hóa của Chợ Lớn được bắt đầu vào năm 1922 và hoàn thành vài năm sau đó: Xây chợ Bình Tây, san lấp kinh rạch để mở đại lộ, cụ thể là đại lộ Bonhoure (Hải thượng Lãn Ông), bến Cambodge (đường Kim Biên), đại lộ Gaudot. Đến năm 1938, chính quyền bắt đầu cho làm đường Renault (đường Hậu Giang), một con đường tuyệt đẹp chạy về phía tây thành phố.