发布时间:2025-01-12 04:32:39 来源:PhongThuyBet 作者:Cúp C2
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Dương Minh Tuấn phát biểu ý kiến. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)
Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về cơ chế,ĐạibiểuQuốchộiủnghộraNghịquyếtvềpháttriểnTPHồChíkèo nhà cái 1 chính sách phát triển Thành phố Hồ Chí Minh, sáng 20/11, các đại biểu Quốc hội đều nhất trí việc thông qua Nghị quyết theo đúng quy trình một kỳ họp và khẳng định việc ban hành Nghị quyết sẽ tạo động lực phát triển không chỉ đối với Thành phố Hồ Chí Minh mà còn đối với cả nước.
Cơ chế mới tháo gỡ khó khăn cho Thành phố Hồ Chí Minh
Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cho rằng đây là thời điểm chín muồi để Quốc hội ban hành cơ chế chính sách đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh. Bởi lẽ, Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị đặc biệt, có quy mô, mật độ dân số lớn nhất, trung tâm kinh tế lớn nhất, thu nhập đầu người cao nhất, đóng góp ngân sách lớn nhất cả nước. Nhưng theo báo cáo, hơn 30 năm đổi mới, cơ chế chính sách phát triển Thành phố Hồ Chí Minh tương tự như các địa phương khác. Chính cơ chế chính sách hiện hành không tạo điều kiện cho thành phố phát huy các tiềm năng lợi thế. Do đó, có cơ chế chính sách đặc thù cho thành phố là yêu cầu mang tính khách quan. Có cơ chế chính sách đặc thù sẽ tạo điều kiện cho thành phố phát huy hơn nữa tiềm năng, lợi thế, năng động, chủ động sáng tạo phát triển tiếp tục đóng góp quan trọng vào sự phát triển của cả nước.
Đây cũng là ý kiến của các đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương), Dương Minh Tuấn (Bà Rịa-Vũng Tàu), Thạch Phước Bình (Trà Vinh), Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh), Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang)...
Đại biểu Dương Minh Tuấn dẫn chứng nghiên cứu 5 năm thực hiện Nghị quyết số 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, qua các chỉ tiêu, số liệu về GDP, thu nhập, mức độ đóng góp cho ngân sách... đều cho thấy Thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị đặc biệt, trung tâm lớn nổi trội về mọi mặt, tăng trưởng vượt bậc, có sức thu hút, lan tỏa lớn đến các nơi khác.
Qua 30 năm đổi mới, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương được giao thực hiện nhiều Đề án thí điểm nhất, trong đó có những Đề án rất quan trọng, kết quả mang lại rất khả quan. Tuy nhiên, những năm gần đây có thể thấy sự vượt trội của thành phố so với cả nước đã có phầm chậm lại, thậm chí có một số mặt đã tụt hậu. Tìm hiểu tại một số địa phương cho thấy nhiều xã có dân số rất đông, có nơi bằng dân số của cả một tỉnh, có nơi cán bộ xã phải quản lý dân số hơn một huyện... Hệ quả là ở những nơi sầm uất nhưng không được quản lý hiệu quả dẫn đến người dân, doanh nghiệp chưa được hỗ trợ để phát triển tốt. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề nảy sinh như ùn tắc giao thông, an toàn thực phẩm, ngập lụt; sự không bền vững về lao động, việc làm, gia tăng dân số... Những khó khăn này dẫn đến sự suy giảm tăng trưởng của thành phố, trở thành thách thức lớn cho tăng trưởng cả nước. Một cơ chế mới tháo gỡ để vượt lên là rất cần thiết trong thời điểm này. Vì vậy rất cần thiết phải có một Đề án về cơ chế phát triển riêng cho Thành phố Hồ Chí Minh.
Nghị quyết sẽ là động lực, tạo thuận lợi hết sức to lớn nhưng đây cũng là thách thức không nhỏ đối với thành phố; là công cụ đủ mạnh giúp thành phố phát triển nhanh hơn trong thời gian tới với tinh thần Nghị quyết không chỉ cho thành phố mà là vì sự phát triển chung của cả nước.
Đại biểu Dương Minh Tuấn bày tỏ sự tin tưởng thành phố sẽ tiếp tục phát triển, xứng đáng là trung tâm, đầu tàu phía Nam, kéo các toa tàu thẳng tiến, đóng góp lớn hơn nữa vào sự phát triển của xã hội và ngân sách chung của cả nước.
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (Thành phố Hồ Chí Minh) nêu rõ, thời gian qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều thành quả đóng góp cho đất nước dựa trên ba yếu tố: Thứ nhất, Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ luôn quan tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc để thành phố phát triển. Thứ hai, Thành phố cũng ý thức được trong mọi thành quả đạt được có sự đóng góp, hy sinh tính mạng, xương máu của đồng bào, đồng chí cả nước để giải phóng miền Nam và sự hỗ trợ của tỉnh, thành trong cả nước đối với thành phố. Thứ ba là sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền, cán bộ, chiến sỹ, nhân dân thành phố cố gắng để phát huy lợi thế, tiềm năng của mình, phát huy truyền thống cách mạng, với tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, vượt qua khó khăn, thử thách, hoàn thành nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ giao, góp phần xây dựng đất nước. Với tinh thần đó, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh luôn ý thức được những thành quả đạt dược không chỉ là đóng góp mà cao hơn nữa là trách nhiệm, nghĩa tình của mình đối với cả nước.
Sau 30 năm đổi mới, những động lực của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ tạo ra cho Thành phố đã có độ "cứng" nhất định, cần có cơ chế chính sách mới đặc thù, đột phá, linh hoạt hơn. Khi nói đến cơ chế đặc thù, chính sách đột phá thường có độ vênh với chính sách pháp luật nhưng là cần thiết để thí điểm. Nếu thí điểm thành công sẽ tạo cơ hội nhân rộng ra để các địa phương khác tiếp tục thực hiện; có thực tiễn để đánh giá tác động từ đó sửa đổi, bổ sung một số cơ chế pháp luật hiện nay không còn phù hợp với sự phát triển, nhất là đối với các vùng động lực, đầu tàu kinh tế của cả nước.
Nếu dự thảo Nghị quyết được Quốc hội thông qua, Thành phố Hồ Chí Minh đứng trước thử thách, trách nhiệm lớn. Cả nước đã vì Thành phố, vì vậy, Thành phố cũng phải thể hiện sự tự trọng, trách nhiệm của mình trong việc hoàn thành thí điểm thành công, để có thực tiễn đánh giá tác động về cơ chế, chính sách, từ đó nhân rộng ra các địa phương khác
Với trách nhiệm là Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm khẳng định nếu dự thảo Nghị quyết được thông qua, Hội đồng Nhân dân thành phố nỗ lực hoàn thành tốt 4/5 nhiệm vụ được giao. Hội đồng Nhân dân hiện có 105 đại biểu được nhân dân bầu. Trên 97% đại biểu có trình độ đại học và trên đại học, trong đó 63,7% có trình độ trên đại học rải đều ở tất cả các lĩnh vực. Để quyết định các vấn đề trọng tâm trong phát triển, đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ phân quyền, phân cấp một cách thắng lợi, Hội đồng Nhân dân thành phố luôn tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng; lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, các nhà khoa học trong thực thi các quyết định của mình.
Cần có cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả
Nhiều nội dung cụ thể cũng được các đại biểu đưa ra thảo luận, cho ý kiến. Theo các đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (Kiên Giang), Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa)... để tạo điểm nhấn đột phá phát triển kinh tế của đất nước, Việt Nam cần có giải pháp, cơ chế chính sách đặc thù làm điểm chỉ đạo ở một số nơi. Chọn Thành phố Hồ Chí Minh để tạo cho cơ chế đặc thù phát triển thành phố chính là tạo động lực phát triển kinh tế của đất nước nói chung.
Về việc chuyển quyền sử dụng đất, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé tán thành với quy định phân cấp cho Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh quyết định chuyển mục đích sử dụng đất lúa. Tuy nhiên, để chặt chẽ hơn, đại biểu cho rằng cần quy định mức giới hạn tối đa về diện tích đất trồng lúa được chuyển mục đích sử dụng. Về quy định thí điểm xây dựng và thực hiện chính sách thuế tài sản, đại biểu tỏ ý băn khoăn về việc cho quy định này vào Nghị quyết và nếu có quy định này cần cân nhắc thời điểm thực hiện cho phù hợp.
Liên quan đến việc thí điểm tăng mức thuế, đại biểu Bé đồng tình với việc tăng một số chính sách thuế, tuy nhiên, để đảm bảo ổn định, cần cân nhắc đánh giá tác động khi tăng chính sách thuế này. Bởi, nếu tăng tràn lan sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh khuyến khích đầu tư vào Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng tình hầu hết các nhiệm vụ cụ thể Nghị quyết giao cho Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) đề nghị cần nghiên cứu, bổ sung thêm một số quy định nhằm tạo đột phá cho thành phố, hạn chế tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm tư duy nhiệm kỳ. Liên quan đến các quy định giao cho Hội đồng Nhân dân thành phố quyết định các chủ trương đầu tư đối với các dự án nhóm A ngân sách của thành phố theo quy định của Luật Đầu tư công và tăng mức trái phiếu đối với chính quyền địa phương và trần vay nợ, đại biểu lưu ý không nên lạm dụng chính sách này mà chỉ sử dụng trong từng thời điểm và cho từng dự án được cấp có thẩm quyền ký, chịu trách nhiệm cá nhân cao, không tạo nguy cơ đổ vỡ trần nợ công cho cả nước.
Ủng hộ việc cho phép thành phố chủ động trong một số sắc thuế và phí phù hợp với nguồn thu và yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn, đại biểu kiến nghị cần bảo đảm tuân thủ nghiêm ngặt quy trình xây dựng, đánh giá tác động khi dự thảo Nghị quyết được thông qua, mở rộng điều tra xã hội đối cới các chính sách này theo đúng quy định của Luật, tránh lạm dụng tùy tiện tăng thuế, phí, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư và quyền lợi hợp pháp của người dân.
Đối với quy định về việc cho phép Thành phố Hồ Chí Minh xây dựng cơ chế đặc thù trong tuyển chọn cán bộ, thu hút nhân tài, chế độ lương bổng trong khả năng phạm vi ngân sách của thành phố và linh hoạt hơn, bố trí thời gian làm việc, phù hợp với yêu cầu công tác, xiết chặt quản lý chất lượng và hiệu quả đầu ra công việc, đại biểu nhấn mạnh: Việc thực hiện các quy định này cần gắn với việc sắp xêp tổ chức bộ máy tinh giản biên chế, không trái với chủ trương, chính sách chung của Đảng, Nhà nước.
Chính phủ và thành phố nghiên cứu và áp dụng bổ sung thêm các cơ chế kiểm soát quyền lực hiệu quả, phòng tránh các hành vi nguy cơ và nguy cơ lạm dụng, tham nhũng vì nếu không hiểu đúng sẽ có sự méo mó về chính sách đặc thù và bị chi phối bởi lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ khi áp dụng các cơ chế đặc thù cho thành phố.
Với cơ chế thu hút người tài và tiền lương cao, phải có cơ chế thanh lọc cán bộ bất tài, thiếu trách nhiệm trong quản lý Nhà nước, bảo đảm quản lý tốt để tạo đột phá, phát triển thành phố văn minh hiện đại, thị bền vững đồng thời, sau khi ban hành Nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển Thành phố Hồ Chí Minh sau 3-5 năm cần sơ kết, tổng kết để đánh giá tác động sự thí điểm này, để không những tạo cơ chế phát triển cho thành phố mà còn tính tới sự phát triển, sự tác động nhiều chiều đến các tỉnh phía Nam và sự ảnh hưởng đến sự phát triển chung của cả nước - đại biểu nêu quan điểm./.
Theo TTXVN
相关文章
随便看看