Cách đây 10 năm,ườiphụnữrunrẩytrênchiếcghếđásaumỗilầnhóatrịungthưltdbd y bà Lưu Ngọc Lợi lần đầu phát hiện căn bệnh ung thư cổ tử cung. Vợ chồng bà phải bán đất ruộng, cầm cố căn nhà lá lợp tôn lụp xụp được 20 triệu đồng để lên bệnh viện Ung bướu TP.HCM điều trị. Vừa mổ khối u được 3 tháng thì chồng bà không may bị xuất huyết não rồi qua đời, bà nén đau buồn cố gắng tiếp tục điều trị bệnh.
Sau khi mổ và truyền hóa chất, sức khỏe bà Lợi ổn định hơn. Bà được bác sĩ cho về nhà, theo dõi thường xuyên. Cứ 3 tháng, bà lại lên bệnh viện Ung bướu tái khám.
Bà Lưu Ngọc Lợi nghẹn ngào nói về cảnh bệnh tật của mình |
Năm 2017, bệnh ung thư quái ác bất ngờ tái phát. Lần này, tế bào ung thư đã di căn sang phổi. Từ đó đến nay, người phụ nữ bất hạnh ấy lại một mình vật lộn với những đợt truyền hóa chất mạnh đến cháy da.
Là bệnh nhân điều trị ngoại trú, chỉ vô thuốc xong là được về nhà nên trước đây, khi các đợt thuốc cách nhau 3 tuần, bà Lợi bắt xe về Cà Mau, tranh thủ đi làm những công việc lặt vặt kiếm tiền chữa bệnh. Tuy nhiên thời gian gần đây, khoảng cách giữa các đợt thuốc ngày càng ngắn, một tuần vô thuốc một lần, bà Lợi không còn sức để về. Cứ sau mỗi lần vô thuốc, bà lại ngồi ho khù khụ, run rẩy trên chiếc ghế đá gần cổng bệnh viện.
Bà Lợi chỉ có một người con trai đã có vợ và 3 đứa con. Con trai, con dâu bà đều làm công nhân, thỉnh thoảng mới có thể vào viện thăm mẹ và dúi cho mẹ vài trăm nghìn. Tài sản duy nhất của bà là căn nhà lá đã được mang đi cầm cố từ 10 năm trước, đến nay lãi mẹ đẻ lãi con khiến số nợ tăng cao, bà cũng không cách nào xoay sở.
May mắn khi ở dưới quê, bà được người thân, hàng xóm cưu mang. 10 năm ròng chữa bệnh, ngoài số tiền bán đất và cầm cố nhà, đôi khi, bà cũng nhận được sự giúp đỡ của mọi người. Căn nhà được cất từ 20 năm trước, đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Vài lần, hội phụ nữa ở quê kêu gọi nhau đến giúp bà sửa sang lại để ở tạm.
Dạo còn khỏe, sau mỗi đợt truyền hóa chất, bà bắt xe về quê nghỉ ngơi vài ngày cho lại sức. Đỡ mệt là bà đi cắt cỏ thuê cho một hộ gia đình ở gần nhà. Công việc cắt cỏ trong vườn khá nhẹ nhàng, bà được trả công 120 nghìn đồng một ngày. “Nhiều hôm họ còn cho thêm vì thấy mình khổ quá”.
Càng ngày, sức khỏe của bà ngày càng yếu do khối u đã di căn sang phổi. Bà lựa chọn ở lại bệnh viện, “tìm đại” một chiếc ghế đá để thay cho giường bệnh. Mặc dù như vậy khá nguy hiểm vì sức khỏe yếu nhưng bà sẽ đỡ được một khoản tiền xe đi về.
Ghế đá ngay gần cổng bệnh viện đã trở thành giường bệnh của bà Lợi sau mỗi lần vô thuốc. Có những đêm mệt quá, bà nằm trằn trọc đến sáng |
Căn bệnh ung thư cần chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lý để chống chọi với hóa chất cũng như tế bào ung thư. Thế nhưng hàng ngày ở viện, bữa ăn của bà Lợi chỉ trông đợi vào những suất cơm từ thiện xin được từ nhà chùa hoặc các nhà hảo tâm. Bà nói, nếu không có cơm từ thiện, chắc bà đã bỏ cuộc từ lâu.
“Cuộc đời tôi đến nay đã mắc nợ nhiều lắm. Mắc nợ ân tình của mọi người ở dưới quê, của các bác sĩ ở bệnh viện, và nợ cả những tấm lòng của các mạnh thường quân. Đời này, chắc tôi chưa thể trả được”, bà nghẹn lời.
Bệnh viện Ung bướu TPHCM lúc nào cũng đông đúc. Nhưng trên chiếc ghế đá gần cổng, hình ảnh một người phụ nữ ngang tuổi mẹ mình, ngồi đơn độc, ôm ngực run rẩy ho, đánh mạnh vào tâm trí chúng tôi.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:相关文章:
相关推荐:
0.4144s , 7157.765625 kb
Copyright © 2025 Powered by Người phụ nữ “run rẩy” trên chiếc ghế đá sau mỗi lần hóa trị ung thư_ltdbd y,PhongThuyBet