Chuyện tình xúc động
Một lần tình cờ,ệntìnhcảmđộngcủacụônggặpbạngáimộtlầnrồicướbảng xếp hạng ba lan Dương Trịnh Tiểu Vân (SN 2000, ngụ huyện Tân Phú, tỉnh An Giang) nhìn thấy cuốn sổ cũ mà ông Dương Văn Bình (86 tuổi, ông nội của Vân) cẩn thận cất giữ bấy lâu. Trong cuốn sổ, ông tỉ mỉ ghi lại đầy đủ ngày giờ mất của người thân và số điện thoại của con, cháu…
Khi đọc đến dòng chữ ông ghi lại ngày, giờ bà qua đời, Tiểu Vân vô cùng xúc động. Lúc ấy, những ký ức về bà nội và chuyện tình của ông bà lại ùa về trong Vân. Ngay lập tức, Tiểu Vân chia sẻ câu chuyện ấy lên mạng xã hội và được mọi lan tỏa.
Cuốn sổ tay đặc biệt của ông Bình được Tiểu Vân chụp lại, chia sẻ lên mạng xã hội. |
“Ông kể với tôi là ông bà được mai mối và cưới nhau lúc hai người khoảng 19-20 tuổi. Trước cưới, ông bà chỉ gặp nhau đúng một lần. Vậy mà, ông bà vẫn ở với nhau đến cuối đời và chưa một lần cãi cọ, giận hờn”, Tiểu Vân kể.
Ngày bà còn sống, ông nội của Vân không buồn bã, thui thủi như bây giờ. Mỗi ngày, bà sẽ đi chợ mua thức ăn để lo cơm 3 bữa cho chồng. Dù có tuổi, ông Bình vẫn ra đồng làm việc rồi về ăn cơm vợ nấu. Hết thời vụ, ông bà lại đan thúng, cùng nhau đi giăng câu.
Đến mùa nước nổi, ông Bình lại chèo xuồng, đưa vợ đi hái bông điên điển rồi tranh thủ giăng câu, bắt cá… Cuộc sống dù vất vả nhưng cứ thế êm ả trôi qua. Khi 8 người con khôn lớn, có gia đình riêng, ông bà vẫn giữ thói quen đồng áng, sống giản dị, nương tựa vào nhau.
Thế rồi tuổi già kéo đến, bệnh tật bủa vây, ông Bình vẫn cố gắng một tay chăm lo cho vợ khiến ai thấy cũng xúc động, ngưỡng mộ. Hằng ngày, ông nấu cháo trắng cho bà ăn sáng rồi pha cà phê, lấy nước cho bà uống thuốc.
Lo vợ già yếu, sợ lạnh, ông đun nước ấm, tắm cho bà. Ông chu đáo, thương vợ đến nỗi tự tay chải tóc, cắt móng tay, móng chân cho vợ.
Ông bà Tiểu Vân trong đám cưới người con gái thứ 5 của mình. |
Tiểu Vân kể: “Ngày bà nội tôi bệnh, ông cũng tự tay chăm sóc. Việc ăn, ngủ, nghỉ của bà đều do ông chăm lo hết. Có như thế, ông mới yên tâm. Ăn trưa xong, biết bà nội thích nghe ca cổ, ông bật radio lên cho bà nghe”.
“Có lúc bà ốm nặng, chỉ có thể truyền thức ăn qua ống. Bà khó chịu lắm, cứ lấy tay giật ống ra. Ông lại lấy tay xoa xoa lên trán bà rồi ân cần nói: “Khó chịu lắm chứ gì, nhưng mà phải cố, rút ra là phiền phức con cháu lắm biết không?”. Nghe vậy, bà im im”, Vân kể thêm.
Tấm gương sáng
Ngày vợ mất, ông Bình giấu nỗi đau đớn vào sâu trong đôi mắt đỏ hoe. Cả tuổi thơ bên ông bà, chưa bao giờ Vân thấy ông nội của mình rơi nước mắt. Đến khi gặp mặt vợ lần cuối, ông mới bật khóc.
“Ông khuỵu hẳn hai chân xuống sàn nhà và khóc to lắm. Bà mất rồi, ông gần như suy sụp hoàn toàn. Ông ăn ít và không ngủ. Đến bây giờ, ông vẫn hay nằm, nhìn ra mộ bà rồi nghe ca cổ đến hết ngày. Có lẽ ông nhớ bà…”, Tiểu Vân chia sẻ.
Bà nội của Vân và các con của mình lúc còn trẻ. |
Với Vân, cả tuổi thơ được sống cạnh ông bà là điều cô thấy quý giá nhất. Cho đến lúc này, trong tâm trí cô, ông bà vẫn luôn là những tấm gương sáng về cách sống.
Dù không gần gũi nhiều với ông, nhưng Vân rất thương và kính trọng ông nội. Bởi ông sống rất trách nhiệm, luôn yêu thương, chăm sóc vợ con.
Bên cạnh sự điềm đạm, ấm áp của ông, Vân cảm nhận được sự dịu dàng, đôn hậu, yêu thương con cháu của bà nội. Với Vân, bà là kiểu phụ nữ chuẩn xưa, một đời vì chồng, vì con, chăm lo nhà cửa.
Thời điểm ba của Vân đi học xa nhà, hàng tuần, bà luôn nấu món cá linh kho, rồi gửi xuống cho con trai. Dù vất vả, chân lấm tay bùn, bà vẫn cố gắng chăm lo cho các con lớn khôn, yên bề gia thất.
Đến khi Vân học đại học, bà tiếp tục nấu, gửi những món ngon cho cháu gái. Vân kể: “Tôi học đại học ở TP.Cần Thơ, mỗi tuần về thăm bà nội được 2 ngày cuối tuần. Biết tôi thích ăn canh khoai mỡ, tuần nào thứ Bảy, bà cũng nấu món canh ấy để tôi về ăn. Bà còn chắt riêng để dành cho tôi một tô nước cơm nữa...”.
Vợ mất, ông Bình buồn nhiều. Bố của Vân (bên phải) thường xuyên đến thăm, chăm sóc và mong ước ông luôn sống khỏe cùng con, cháu. |
Lúc bà nội của Vân bị lẫn, người nào bà cũng quên, kể cả ông. Chỉ có Vân là người bà nhớ rõ. Có lẽ, bà nuôi Vân từ tấm bé nên ký ức khó phai nhòa. Những lúc cháu gái vắng nhà, gặp ai, bà cũng hỏi: “Vân đi học xa về chưa mà sao không thấy lên chơi?”.
Ngày bà mất, Vân chở theo cô em gái vượt hơn 100km về nhà. Dù đã rất mệt, bà nội của Vân vẫn gắng gượng chờ gặp cô cháu gái.
Lúc Vân về đến nhà, bà đã rất yếu, hơi thở mỏng manh. Ba của Vân lay bà và nói: “Vân về rồi má”. Lúc ấy, Vân thấy bà chảy nước mắt. Đến giờ, đôi lúc, Vân vẫn chưa tin là bà đã đi rồi.
Nguyễn Sơn
Vừa gặp bạn gái sau 12 năm xa cách, ông Tế hỏi: “Em có nhớ anh không?” và đòi cưới bà Út ngay. Ban đầu, bà Út từ chối, nhưng lâu dần bà yêu ông lúc nào không hay.
(责任编辑:Cúp C2)