Trong một thế giới hoàn hảo thì năng lực,ậucầnphảixemlạivẻngoàicủamìkeo bd nha cai kỹ năng làm việc chắc chắn sẽ quan trọng hơn vẻ bề ngoài nhưng hãy nhớ rằng thế giới chúng ta đang sống lại không được 'hoàn hảo' như vậy.
Jeff Haden, biên tập viên tạp chí Inc, tác giả của hơn 50 đầu sách phi hư cấu cùng hàng trăm các bài báo và quản lý một hiệu sách có đến 250 nhân viên. Mới đây trên trang LinkedIn, với những kinh nghiệm làm việc của mình, ông đã chia sẻ về việc ngoại hình và trang phục sẽ ảnh hưởng tới sự nghiệp của bạn như thế nào?
Jeff Haden, biên tập viên tạp chí Inc, nhà quản lý, tác giả của hơn 50 đầu sách phi hư cấu cùng hàng trăm các bài báo. |
Nhiều năm trước đây, tôi từng làm việc tại phân xưởng lắp ráp của một nhà máy sản xuất. Trước đó, để có tiền trang trải cho những năm học đại học, tôi đã có quãng thời gian khá dài làm việc ở một nhà máy khác. Vì vậy, dù hầu hết mọi người đều gọi tôi là "cậu bé học đại học" nhưng nhìn tôi vẫn đậm chất một công nhân làm việc theo giờ.
Một hôm, người quản lý bộ phận ghé qua chỗ tôi. Trong lúc trò chuyện, anh ấy hỏi tôi về gia cảnh, học vấn đến định hướng nghề nghiệp. "Tôi muốn làm giám sát viên. Một ngày nào đó, tôi muốn đứng ở vị trí của anh bây giờ"- tôi trả lời.
Anh ấy mỉm cười và đáp: "Khá lắm. Tôi thích những người có ước mơ".Sau đó, anh ngừng một lát, nhìn thẳng vào mắt tôi và nói: "Nhưng nếu đó thực sự là ước mơ của cậu, thì cậu cần phải xem lại vẻ ngoài của mình trước đã".
"Ý của anh là sao?"Tôi biết anh ta đang nói gì nhưng vẫn cố tỏ ra ngây ngô.
"Cậu nhìn xung quanh xem? Những giám sát viên họ ăn mặc như thế nào, để kiểu tóc ra sao, họ hành động thế nào? Nên nhớ sẽ chẳng ai cất nhắc cậu lên làm giám sát viên cho tới khi họ nhìn thấy những điều đó ngay từ vẻ ngoài và trang phục của cậu. Và hiện tại thì trông cậu chẳng giống một giám sát viên chút nào đâu!"- anh ấy đáp.
Anh ấy đã đúng. Lúc đó, tôi đang mặc một chiếc quần bò rách, thủng vài lỗ. Nhưng làm sao có thể không như vậy khi tôi phải lấm lem dầu mỡ cả ngày? Đi cùng với chiếc quần rách là chiếc áo ba lỗ. Vì đang là giữa mùa hè nóng như đổ lửa, còn nơi tôi làm lại cách xa máy điều hòa. Và tóc tôi cũng khá dài nữa.
Tuy nhiên, tôi vẫn cố vặn lại: “Chẳng phải hiệu quả công việc còn quan trọng hơn vẻ bề ngoài hay sao?”
Anh ta đáp:“Trong một thế giới hoàn hảo thì những gì bạn vừa nói là đúng. Nhưng hãy nhớ chúng ta không được sống ở nơi đó. Vậy nên, tin tôi đi! Nếu muốn được thăng chức lên một vị trí nào đó, hãy chắc chắn rằng diện mạo của cậu cũng phải giống những người đang ở vị trí đó. Cậu phải tự thay đổi bản thân thôi.”
Thay đổi ngoại hình và trang phục cho phù hợp, cân bằng với việc nâng cao kỹ năng, năng lực sẽ khiến bạn thằng tiên nhanh hơn. |
Tôi đã suy nghĩ về cuộc trò chuyện ngày hôm đó trong suốt nhiều năm liền. Về sau , tôi cũng từng tuyển dụng và thăng chức cho những người biết để ý đến ngoại hình và trang phục. Nhưng tôi đã sớm nhận ra rằng những người đó chẳng có gì ngoài vẻ ngoài lộng lẫy.
Còn những người không mấy để ý đến vẻ bề ngoài mà tôi tuyển dụng hóa ra lại là những nhân tài thực thụ. Do đó, tôi rút ra kết luận là, ngoại hình hay trang phục chẳng liên quan gì đến năng lực và khả năng làm việc của bạn.
Tuy nhiên, người quản lý năm ấy của tôi cũng nói đúng: Thế giới này là không hoàn hảo. Người ta vẫn đưa ra những lời nhận định, đánh giá về một người chỉ dựa trên những thứ chẳng liên quan như quần áo, chiều cao, cân nặng, tuổi tác, giới tính, màu da, và cả tỷ thứ khác nữa. Những thứ ấy rõ ràng chẳng ảnh hưởng gì đến năng lực làm việc của một người.
Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên cố gắng thích nghi, chấp nhận nó. Vì thật không may là những nhà tuyển dụng cũng là người bình thường, họ lại thường có cảm tình với những thứ mà họ thấy quen thuộc và khiến họ thoải mái. Bởi vậy, họ thường tuyển những người có nhiều điểm giống họ, từ ngoại hình đến trang phục.
Bạn cũng đừng quên rằng, việc tuyển dụng hay thăng chức cho những người “giống mình”, dù chỉ dựa trên trang phục và cách ứng xử, sẽ khiến người tuyển dụng cảm thấy ít rủi ro hơn. Và tôi cũng thừa nhận quyết định của mình đôi khi cũng bị ảnh hưởng bởi điều này.
Khi đó, có câu hỏi được đặt ra rằng bạn có nên là chính mình và tin tưởng rằng người khác sẽ đánh giá bạn dựa trên những kỹ năng, kinh nghiệm cũng như sự sáng tạo hay không?
Sự thật đáng buồn là đây sẽ là một “nước cờ” đầy nguy hiểm. Tôi cho rằng nếu mục tiêu của bạn là được tuyển dụng và sau đó thăng chức, việc “tự tin khoe cá tính” như vậy có thể khiến vị trí mơ ước của bạn sẽ trở nên xa vời và khó chạm tới. Nên tôi nghĩ rằng, việc hài hòa và cân đối mọi thứ sẽ khiến mọi việc trở nên dễ dàng hơn.
Tôi không dám chắc, nhưng tôi cũng cho rằng việc thay đổi hoàn toàn cách ăn mặc, kiểm soát phần nào cá tính của mình có lẽ đã giúp tôi thăng tiến nhanh hơn. Trong khi suốt một thời gian dài trước đây, tôi đã không để ý đến diện mạo và hành vi của mình. Điều đó chắc chắn đã biến tôi trở thành một ứng viên kém hấp dẫn.
- Thu Phương(Theo LinkedIn)