(BDO)Cuối tuần qua,âmtìnhchuyệnnghềcủacôSásoi kèo arsenal vs everton Tỉnh ủy Bình Dương đã tổ chức họp mặt kỷ niệm ngày truyền thống các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy; kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống ngành kiểm tra Đảng (1948-2023), 40 năm ngày thành lập Ban Dân vận Tỉnh ủy Sông Bé - Bình Dương (1983-2023). Tại buổi họp mặt, bà Nguyễn Thị Nhung (tên thân mật là Sáu Nhung), nguyên Ủy viên Thường vụ, nguyên Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, người có nhiều năm làm công tác dân vận đã có những chia sẻ chân tình, sâu sắc về vai trò, tầm quan trọng của các cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy nói chung và công tác dân vận nói riêng.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương tặng hoa cho bà Nguyễn Thị Nhung tại buổi họp mặt. Ảnh: Quốc Chiến
Tham mưu tốt thì lãnh đạo điều hành thông suốt
Có thể khẳng định, những thành quả mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Dương đạt được hôm nay là cả một quá trình kế thừa, phát huy, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng. Đồng thời, thành quả đó còn bắt nguồn từ tinh thần đoàn kết thống nhất, quyết tâm cao cùng sự quyết đoán, quyết liệt, dám nghĩ, biết làm và dám chịu trách nhiệm trước nhân dân của các thế hệ cán bộ lãnh đạo Sông Bé - Bình Dương qua các thời kỳ; là sự phấn đấu, nỗ lực không ngừng, sự chung sức, đồng lòng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh... Trong đó có sự đóng góp rất quan trọng của các thế hệ lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc của Tỉnh ủy, của các cấp ủy địa phương, đơn vị trong toàn tỉnh.
Là người có nhiều năm làm lãnh đạo cơ quan tham mưu, giúp việc cho Tỉnh ủy, cô Sáu Nhung chia sẻ rằng những người lãnh đạo ở các cấp đảm nhận nhiệm vụ rất nặng nề, không thể quán xuyến hết mọi công việc và những sự kiện diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên mọi lĩnh vực. Cho nên, họ rất cần và phải có người hỗ trợ, giúp việc để nắm bắt, xử lý những thông tin, sự kiện mà chúng ta thường gọi những người này là trợ lý hoặc tham mưu. Vậy tham mưu chính là người tổ chức, thống kê tình hình, phân tích sự kiện, vấn đề, đồng thời đề xuất các pháp giải quyết vấn đề và tham mưu cho cấp ủy. Đó chính là thông tin, hiến kế và mách nước cho cấp ủy để đường lối, nghị quyết, chương trình của Đảng được triển khai thuận lợi, thực hiện tốt và đem lại hiệu quả cao.
Với kinh nghiệm thực tiễn phong phú qua nhiều năm công tác, cô Sáu Nhung cho rằng công tác tham mưu tốt sẽ giúp cho lãnh đạo điều hành thông suốt, kịp thời giải quyết những vấn đề quan trọng. Ngược lại, tham mưu chưa tốt hoặc không tốt thì công tác chỉ đạo, điều hành bị chậm trễ, sống sượng và kém hiệu quả. “Kinh tế - xã hội tỉnh nhà ngày càng phát triển hiệu quả; bộ máy hoạt động được tăng cường, củng cố về chất; đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu được rèn luyện, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và ngày càng phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ. Tin tưởng rằng, trong thời gian tới, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc cho Tỉnh ủy sẽ tiếp tục có nhiều đóng góp xứng đáng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần giúp lãnh đạo điều hành thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh...”, cô Sáu Nhung chia sẻ.
Làm công tác dân vận phải bản lĩnh và nhiệt huyết
Cô Sáu Nhung cho biết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ-TW về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới. Có thể nói, công tác dân vận của tỉnh đã có nhiều bước khởi sắc. Công tác vận động quần chúng giờ đây là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể và nhân dân.
Bà Nguyễn Thị Nhung phát biểu tại buổi họp mặt. Ảnh: Quốc Chiến
“Sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, sức mạnh của quần chúng nhân dân là sức mạnh to lớn, nhất là khi có Đảng lãnh đạo, hướng dẫn quần chúng tạo thành phong trào đáp ứng lợi ích thiết thực của quần chúng, thống nhất giữa quyền lợi và nghĩa vụ giữa cá nhân, xã hội và đất nước. Như vậy, chúng ta cần thực hiện tốt phương châm: Dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng. Đối với những nội dung quan trọng, nhạy cảm, chúng ta cần phải nghiêm túc xem xét cẩn trọng, nhất là những công việc quan trọng liên quan đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng và gắn liền với đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Những nội dung trên cần phải được bàn bạc và tham gia ban đầu của các bộ phận tham mưu, trước hết là Ban Dân vận...”, cô Sáu Nhung nói.
Nguyên Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Thị Nhung đồng thời nhìn nhận thực tế rằng, công tác dân vận từ sau khi thực hiện chủ trương cải cách thủ tục hành chính, giải quyết theo chế độ một cửa, người dân phấn khởi. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn những tồn tại cần sớm chấn chỉnh, khắc phục. Đó là tình trạng một số ít cán bộ chưa tận tình, thiếu nghiệp vụ dẫn đến người dân đi lại nhiều lần phiền hà không đáng có. Có trường hợp người dân hỏi, cán bộ trả lời, giải thích không thỏa đáng hoặc thoái thác...
“Cán bộ làm công tác dân vận cần phải bảo đảm vững vàng tư tưởng chính trị, có bản lĩnh và nhiệt huyết. Người làm công tác dân vận cố gắng theo chỉ dẫn của Bác Hồ: Óc nghĩ, mắt trong, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Người làm công tác dân vận phải “xăng xái” với công việc và phải biết nắm bắt vấn đề, tìm hiểu tận tường khía cạnh vấn đề để không đánh giá phiến diện (nhìn như vậy chứ không phải vậy)...”, cô Sáu Nhung gửi gắm đến những người làm công tác dân vận hôm nay.
“Người làm công tác dân vận phải biết lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, hoàn cảnh đối tượng. Biết đi sâu từng đối tượng, mỗi đối tượng có đặc điểm riêng, không thể lấy cái riêng quy vào thành cái chung và cũng không thể lấy cái chung áp dụng cho cái riêng… Qua đó phân tích, xem xét mọi góc độ để đề xuất, tham mưu với lãnh đạo hướng giải quyết hợp lý, hiệu quả...”. Bà Nguyễn Thị Nhung |
TRÍ DŨNG