Đây là nội dung Bộ Xây dựng yêu cầu trong văn bản gửi UBND các tỉnh,ộXâydựngchặntungtinthổigiáxửnghiêmcòđấtbátnháobánhận định bóng đá benfica thành phố về việc tăng cường công tác quản lý tình hình BĐS tại các địa phương.
Theo Bộ Xây dựng, thời gian vừa qua, tại một số địa phương đã, đang xuất hiện tình trạng một số nhà đầu tư, người môi giới BĐS lợi dụng các thông tin về quy hoạch, việc ban hành bảng giá đất mới, việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính, nâng cấp hệ thống hạ tầng và việc triển khai các dự án lớn tại các địa phương…
Mục đích của việc này là để tung tin đồn thổi, mua đi bán lại bất động sản, lôi kéo người dân tham gia theo tâm lý đám đông vào các giao dịch bất động sản (quyền sử dụng đất, nhà ở chưa đảm bảo điều kiện pháp lý đưa vào kinh doanh, giao dịch,…) gây nhiễu loạn thông tin nhằm đẩy giá bất động sản lên cao để lợi dụng trục lợi.
Trong những năm qua, số lần sốt đất ảo diễn ra ngày càng nhiều. Việc chỉ tập trung vào hưởng lợi từ việc lên giá đất mà không chú trọng đến tăng giá trị thặng dư từ lao động sản xuất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế |
Từ thực trạng trên, Bộ Xây dựng đề nghị các tỉnh tập trung chỉ đạo một số nội dung. Đầu tiên, theo Bộ Xây dựng, cần tăng cường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các tổ chức, cá nhân có liên quan, đồng thời, tổ chức triển khai nghiêm túc, có hiệu quả các quy định pháp luật liên quan đến lĩnh vực bất động sản.
Theo dõi nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến của thị trường và thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời để bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và bong bóng bất động sản trên địa bàn.
Bên cạnh đó tổ chức công bố công khai thông tin về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án BĐS đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính,…tại địa phương để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.
Thực hiện quản lý, kiểm soát việc tăng giá đất nhằm đảm bảo phù hợp điều kiện thực tế của các khu vực trên địa bàn tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản tại địa phương.
Ngoài ra, các tỉnh, thành cần có biện pháp quản lý, kiểm soát hữu hiệu hoạt động môi giới của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản tại địa phương.
Bộ Xây dựng cũng các tỉnh, thành cũng cần tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương tăng cường công tác quản lý, giám sát, kiểm tra và thanh tra; có giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn hiện tượng tung tin đồn thổi, đầu tư theo tâm lý đám đông,… gây bất ổn cho thị trường, ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự xã hội địa phương và đời sống của người dân.
Đồng thời xử lý nghiêm với các trường hợp môi giới, mua bán bất động sản, dự án bất động sản, quyền sử dụng đất, buông lỏng quản lý… vi phạm pháp luật về đất đai, về kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (nếu có)...
Những cơn sốt đất thực chất là cuộc chơi của nhiều nhóm “đội lái” bắt tay nhau. Giao dịch chủ yếu là lướt cọc, sang tay chứ không có giao dịch thật |
Đánh giá về thị trường BĐS năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021, Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) thừa nhận có hiện tượng giới đầu cơ BĐS lợi dụng các yếu tố như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị...gây nhiễu loạn thông tin để "thổi giá" nhằm thu lợi bất chính.
Ghi nhận thị trường thời gian qua cho thấy, trên nhiều phân khúc chung cư, đất nền, thổ cư… ở khắp các tỉnh thành trên cả nước đều tăng giá. Đặc biệt, thị trường chứng kiến có những khu vực giá đất tăng dựng đứng tạo ra cơn sốt đất. Tuy nhiên, những cơn sốt đất này đều chỉ diễn ra chóng vánh trong vòng một tuần đến 10 ngày.
Như tại xã Đồng Trúc (Thạch Thất, Hà Nội), vào tháng 3/2020 cũng chứng kiến cơn sốt đất trong khoảng 10 ngày với thông tin về Tập đoàn Vingroup đề nghị xây dựng 2 khu đô thị tại địa phương này.
Hay mới đây, một bộ phận người dân truyền tai nhau về việc sắp quy hoạch đất tại địa phương để xây sân bay Téc-Ních với diện thích 500ha tại xã An Khương, Tân Lợi huyện Hớn Quản (Bình Phước) thổi bùng lên cơn sốt đất cục bộ cũng khoảng 10 ngày tại đây.
Có thể thấy, khi thông tin hoặc tin đồn được tung ra, các nhà đầu tư, đầu cơ cũng nhanh chóng kéo tới địa phương để thăm dò. Dù hầu hết tin tức mới chỉ là đề xuất, khảo sát hoặc tin đồn nhưng thông qua lực lượng “cò đất” hùng hậu giá đất được đẩy lên cao chóng mặt. Giao dịch chủ yếu là lướt cọc, sang tay chứ không có giao dịch thật bởi những người này không có nhu cầu sử dụng đất. Cơn sốt đất cũng chỉ diễn ra một thời gian ngắn rồi nhanh chóng “chết yểu”
Nhiều ý kiến cho rằng, những cơn sốt đất này thực chất là cuộc chơi của nhiều nhóm “đội lái” bắt tay nhau. Họ là những người tạo ra cơn sốt đất, đẩy giá đất đạt đỉnh chốt lời rồi rút lui và người nhảy vào sau cùng sẽ “chết chìm”.
Luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch Công ty TAT Law firm, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho rằng, những hành vi thổi giá lên cao thu lợi hàng trăm, nghìn tỷ đồng rõ ràng là hành vi xâm phạm nghiêm trọng tới quá trình quản lý thị trường BĐS, xâm phạm tới lợi ích của người dân. Theo luật sư, đây là hành vi phạm tội, phải đưa vào chế tài hình sự, tức là hình sự hóa hành vi này.
“Việc chỉ ra, nhận biết được hành vi nguy hiểm cho xã hội thì cần phải đưa vào Bộ luật Hình sự ngay để đảm bảo tính kịp thời, điều chỉnh các mối quan hệ bất bình thường trong xã hội. Đây là điều chúng ta nên làm ngay, làm sớm chỉ có như vậy mới đảm bảo được đời sống và quyền lợi của người dân”, luật sư Tú nhấn mạnh.
Thuận Phong
Giá đất sôi sục khắp nơi, loạt địa phương mạnh tay ‘cắt cơn’ sốt ảo
Giá đất đang sôi sục khắp nơi, tăng chóng mặt. Cục bộ, một số nơi tăng 2-3 lần chỉ trong 1-2 tháng. Nhiều nơi, người dân bỏ kinh doanh, bỏ sản xuất để lao vào đầu tư đất. Tiền gửi ngân hàng cũng được rút ra để đầu tư đất.