Người đàn ông 45 tuổi ngủ dậy đột nhiên ngồi thừ người,ávỡvòngluẩnquẩnthuốclábệnhtậtđóinghèvdqg ai cập con hỏi chuyện cũng không trả lời. Hai ngày sau, anh được đưa vào một bệnh viện ở Hà Đông, Hà Nội, cấp cứu mới biết bị đột quỵ. Đáng nói, bệnh nhân tiền sử nghiện thuốc lá nhiều năm nay, mỗi ngày đều hút khoảng một bao thuốc. Bác sĩ chẩn đoán ông bị đột quỵ thể nhồi máu não do nghiện thuốc lá. Cùng chẩn đoán đột qụy thể nhồi máu não, có tiền sử nghiện rượu và thuốc lá lâu năm và vào cùng một cơ sở y tế với người đàn ông trên là cụ bà 74 tuổi. Trung bình mỗi ngày bà hút hơn một bao thuốc và uống 1/3 lít rượu. Gia đình phát hiện bà bị đột quỵ do đột ngột không nói được, tay chân yếu. Các bác sĩ cho biết nghiện thuốc lá, hút thuốc số lượng lớn mỗi ngày là yếu tố nguy cơ thúc đẩy đột quỵ ở cả hai bệnh nhân này. Hút thuốc lá được xem là nguồn cơn của vòng luẩn quẩn đói nghèo, bệnh tật. Với mỗi bao thuốc lá ở Việt Nam chỉ có giá từ 6.000-20.000 đồng, theo khảo sát gần đây của cơ quan phòng chống tác hại thuốc lá, nếu mỗi bệnh nhân trên đây mỗi ngày hút 1 bao, tức là ít nhất mỗi tháng tốn 180.000 đồng, cao nhất là 600.000 đồng. Mỗi năm số tiền các bệnh nhân này dành cho việc mua thuốc lá giao động từ 2,1 đến 7,2 triệu đồng. Trên bình diện chung, số liệu điều tra tình hình sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành tại Việt Nam cho thấy, những năm gần đây, trung bình số tiền người Việt Nam chi mua thuốc lá là 31.000 tỷ đồng/năm. Ngoài tổn thất chi phí mua thuốc hút, người hút thuốc lá còn phải chịu các tổn thất vì ốm đau và tử vong sớm vì các bệnh do hút thuốc gây ra như ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa, nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Tổn thất này bao gồm cả vấn đề chi phí với bệnh nhân và người thân của họ, không chỉ chi phí điều trị mà còn những tổn thất đi kèm như người thân phải nghỉ việc để chăm sóc người ốm, chi phí đi lại, ăn ở sinh hoạt phát sinh khi gia đình có người đi viện dài ngày. Mỗi năm nước ta có khoảng 40.000 ca tử vong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Tổng chi phí điều trị và tổn thất do mất khả năng lao động vì ốm đau và tử vong sớm ở 5 nhóm bệnh thường gặp liên quan đến thuốc lá gồm ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa - hô hấp trên, nhồi máu cơ tim, đột quỵ và phổi tắc nghẽn mạn tính là hơn 23.000 tỷ đồng/năm. Hút thuốc lá không chỉ rất nguy hại tới sức khỏe mà còn gây thiệt hại to lớn về kinh tế, xã hội, môi trường, cũng như ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của quốc gia, liên quan tới nhiều lĩnh vực như an ninh lương thực, bình đẳng giới, giáo dục… Tăng thuế thuốc lá để giảm số người hút thuốc, phá vỡ vòng luẩn quẩn đói nghèo, bệnh tật Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới. Trung bình cứ 2 nam giới thì có một người hút thuốc, 2/3 số phụ nữ và trẻ em thường xuyên hít phải khói thuốc ở nhà, 33 triệu người không hút thuốc nhưng thường xuyên hít phải khói thuốc. Trong khi đó, giá thuốc lá ở Việt Nam được đánh giá nằm trong "top" 15 nước rẻ nhất thế giới. Một trong những cách hiệu quả nhất để đạt được mục tiêu đến năm 2030 giảm 30% số người hút so với tỷ lệ của năm 2015 là tăng giá thuốc lá thông qua việc tăng thuế thuốc lá. Giá thành của thuốc lá thấp (do thuế thấp) khiến nhiều người dân dễ tiếp cận và mua thuốc, đặc biệt là thanh thiếu niên và người nghèo, từ đó tỷ lệ người hút thuốc ở Việt Nam không giảm nhiều. Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế, tỷ lệ thuế thuốc lá trên giá bán lẻ của các nước trong khu vực cao hơn so với Việt Nam. Thuế tiêu thụ đặc biệt trên giá bán lẻ của Việt Nam là 38,8%, trong khi đó ở Malaysia là 58,6%, Singapore là 67,50% và Thái Lan là 78,6%. Tỷ lệ này ở các nước phát triển là 67,9%, còn trung bình toàn cầu là 61,5%. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), việc giá tăng lên 10% sẽ giảm tiêu thụ thuốc lá ở các nước thu nhập là 4% và 5% ở các nước thu nhập thấp hoặc trung bình. Khuyến cáo của WHO cho thấy để giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá cần phải ở mức 70% đến 75% giá bán lẻ. "Chúng tôi làm cuộc khảo sát với những người hút thuốc lá thì cho thấy, 80% người hút đồng ý tăng thuế để giảm nhu cầu sử dụng", bà Hương cho hay.Nguy cơ tử vong khi mới ngoài 30 tuổi vì thâm niên hút thuốc lá hàng chục năm
Trung bình một năm, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội) tiếp nhận điều trị khoảng 10-15 bệnh nhân trẻ (dưới 40 tuổi) bị nhồi máu cơ tim do sử dụng thuốc lá.