Các trường học được thu tiền học thêm như thế nào?_xếp hạng nha
Tính đến thời điểm hiện tại,áctrườnghọcđượcthutiềnhọcthêmnhưthếnàxếp hạng nha quy định về việc dạy thêm, học thêm đang được thực hiện theo Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT ban hành quy định về dạy thêm, học thêm.
Trong đó, Điều 7 của thông tư này nêu rõ việc thu và quản lý tiền học thêm trong và ngoài nhà trường.
Cụ thể, đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường, việc thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.
Mức thu tiền học thêm trong nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường. Nhà trường tổ chức thu, chi và công khai thanh, quyết toán tiền học thêm thông qua bộ phận tài vụ của trường; giáo viên dạy thêm không trực tiếp thu, chi tiền học thêm.
Còn đối với dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm.
Tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính đối với tiền học thêm. Đến thời điểm này, mức tiền và cách thức thu tiền học thêm được thực hiện như trên.
Theo thông tư này, văn bản quy định về dạy thêm, học thêm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc thu, quản lý và sử dụng tiền học thêm.
Hiệu trưởng và thủ trưởng các cơ sở giáo dục phải chịu trách nhiệm về chất lượng dạy thêm, học thêm, quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, kinh phí dạy thêm, học thêm trong nhà trường.
Còn các tổ chức, cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường cũng phải đảm bảo quyền của người học thêm, người dạy thêm. Nếu tạm ngừng hoặc chấm dứt dạy thêm phải báo cáo cơ quan cấp phép và thông báo công khai cho người học thêm biết trước ít nhất 30 ngày. Cùng đó, hoàn trả các khoản tiền đã thu của người học thêm tương ứng với phần dạy thêm không thực hiện, thanh toán đầy đủ kinh phí với người dạy thêm và các tổ chức, cá nhân liên quan.
Ngoài ra, cũng phải xuất trình khi được thanh tra, kiểm tra hồ sơ dạy thêm, học thêm, trong đó bao gồm hồ sơ tài chính theo quy định hiện hành.
Cơ sở giáo dục, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quản lý vi phạm quy định về dạy thêm, học thêm bị xử lý kỷ luật theo quy định.
Mới đây, Bộ GD-ĐT cũng đang xây dựng, lấy ý kiến góp ý cho dự thảo thông tư mới quy định về hoạt động dạy thêm, học thêm (nếu được thông qua sẽ thay thế cho Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT hiện hành; thời hạn lấy ý kiến hết ngày 22/10/2024).
Nếu theo hướng dự thảo thông tư mới này đang xây dựng, quy định thu và quản lý tiền học thêm sẽ được điều chỉnh như sau:
- Mức thu tiền học thêm trong nhà trường được thực hiện theo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định.
- Mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh, học sinh với cơ sở dạy thêm và phải được công khai trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.
- Việc quản lý, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán, thuế và các quy định khác có liên quan.
Liên quan đến vấn đề này, PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cũng bày tỏ trăn trở kể cả khi có thông tư mới (Bộ GD-ĐT đang xây dựng dự thảo) thay thế Thông tư 17 quy định về dạy thêm, học thêm, bởi những điều căn cốt nhất của việc dạy thêm, học thêm vẫn chưa thể quản lý được.
"Mối quan hệ dạy thêm và học thêm không chỉ ở mục đích hướng đến phát triển người học mà thực tế còn cả lợi ích kinh tế và nhiều ràng buộc khác. Vì vậy, chắc chắn việc này sẽ rất khó quản lý”, bà Thơ nói.
Bà Thơ dẫn chứng ngay với việc dự thảo thông tư đang quy định mức thu tiền học thêm ngoài nhà trường do thỏa thuận giữa phụ huynh, học sinh với cơ sở dạy thêm:
“Tuy nhiên, làm thế nào để đảm bảo rằng các học sinh 'mất phí, trả tiền' học thêm sẽ thu hoạch được chất lượng như mong muốn? Khi thực hiện những nghiên cứu về đánh giá tác động, chúng tôi vẫn hay nói vui: Với lĩnh vực dạy thêm, học thêm, trách nhiệm của bên cung cấp dịch vụ bị buông lỏng.
Hiện nay chưa thấy cơ quan nào đứng ra chịu trách nhiệm đối với người học. Những điều này sẽ phát sinh và chắc chắn được những người có liên quan và xã hội rất quan tâm nhưng có thể cơ quan được giao quản lý trực tiếp lại không thể giải quyết”, bà Thơ nói.
Vì sao học sinh cần học thêm?
Liên quan việc Bộ GD-ĐT đang xây dựng dự thảo thông tư quy định về việc dạy thêm, học thêm; một số ý kiến băn khoăn rằng chương trình phổ thông 2018 được giới thiệu với nhiều đổi mới và ưu việt, tại sao học sinh vẫn cần học thêm.相关文章
Ký ức Hà Nội thời bao cấp với 'Kim Liên một thuở'
Với mong muốn đưa một phần ký ức tốt đẹp của ông cha cũng như một nét rất Hà Nội mà bấy lâu nay vô t2025-01-15Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam gây địa chấn trước Hàn Quốc
Trận ra quân củatuyển bóng chuyền nữ Việt Namtại giải vô địch châu Á2025-01-15Ngôi nhà tối giản nhưng vô cùng hiện đại
Nhìn từ bên ngoài, trông ngôi nhà thật đơn giản, nhẹ nhàng như một khối bê tông không mái với cánh c2025-01-15Todd Boehly lại vào phòng thay đồ Chelsea 0
Lần thứ 2 trong vòng chỉ vài ngày, Todd Boehly đứng trước các cầu thủ Ch2025-01-15MobiFone chăm sóc tốt các nhu cầu của khách hàng dịp đầu năm mới 2019
Vào khoảng thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông của ngườ2025-01-15Báo Hàn sốc tuyển bóng chuyền nữ thua Việt Nam ở giải châu Á
Xếp hạng 35 thế giới, từng giành HCĐ châu Á và Asiad, nhưng tuyển b&oacut2025-01-15
最新评论