Thực hiện chủ trương của tỉnh,ểnđổisốgiúptốiưuhóaquytrìnhsảnxuấkeo ngoai hang Chương trình thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số quốc gia phục vụ chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số được Ban Quản lý các KCN Bình Thuận tích cực triển khai. Nhất là tập trung vào các giải pháp liên quan đến phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh đối với lĩnh vực: Xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại và một số lĩnh vực khác.
Theo đó đã thu thập thông tin về tình hình kinh tế - xã hội, tiềm năng và lợi thế của địa phương cũng như từng KCN nhằm thực hiện tài liệu số, video clip, tạo mã QR để tải lên Google Drive…
Ngoài ra còn thúc đẩy, kết nối đơn vị chuyên môn về công nghệ số với các chủ đầu tư hạ tầng tiến hành nghiên cứu, xây dựng bản đồ số của KCN hướng tới phục vụ hiệu quả cho công tác xúc tiến đầu tư tại địa phương.
Thời gian qua, Ban Quản lý các KCN Bình Thuận cũng phối hợp các sở ngành, đơn vị chức năng tổ chức hội thảo, lớp bồi dưỡng về kiến thức thương mại điện tử và chuyển đổi số nhằm góp phần nâng cao nhận thức, khả năng thích ứng cho doanh nghiệp trong thời đại công nghiệp 4.0.
Cùng với đó đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn cung cấp thông tin sản phẩm, hình ảnh đưa lên Sàn thương mại điện tử địa phương và Sàn thương mại điện tử quốc gia để giới thiệu, quảng bá sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của doanh nghiệp.
Hay như kết nối doanh nghiệp địa phương với các sàn thương mại điện tử có thương hiệu (Shoppe, Lazada, Tiki, Sendo) đưa sản phẩm tham gia giao dịch, tiêu thụ trên nền tảng online…
Được biết, các KCN trên địa bàn Bình Thuận hiện đã thu hút 87 dự án đầu tư thứ cấp (gồm 62 dự án trong nước, 25 dự án đầu tư nước ngoài), trong đó 66 dự án đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh.
Đến nay có 30/66 doanh nghiệp tham gia ứng dụng các nền tảng số trong thương mại điện tử, 15/25 doanh nghiệp tham gia ứng dụng báo cáo trực tuyến trên hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài, 50/66 doanh nghiệp có ứng dụng các phần mềm quản lý chuyên ngành trong quản trị, sản xuất - kinh doanh…
Qua theo dõi, Ban Quản lý các KCN tỉnh nhận thấy nhận thức của doanh nghiệp về ứng dụng các nền tảng số trong quản trị, sản xuất - kinh doanh đã dần được nâng lên.
Việc ứng dụng các nền tảng số cũng mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, giúp tối ưu hóa quy trình sản xuất - kinh doanh, tiết kiệm thời gian lẫn chi phí nhân công.
Dù vậy công tác này hiện chưa được doanh nghiệp trong KCN tập trung triển khai đồng bộ, nhiều trường hợp chỉ ứng dụng nhỏ lẻ vài công đoạn trong quy trình quản trị, sản xuất - kinh doanh, hoặc số hóa cơ sở dữ liệu còn chậm… Thế nên những tháng cuối năm nay, Ban Quản lý các KCN Bình Thuận sẽ tăng cường tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, chương trình thúc đẩy chuyển đổi số đến doanh nghiệp trong các KCN.
Hướng tới nâng cao hơn nữa nhận thức của chủ doanh nghiệp về vai trò, ý nghĩa cũng như lợi ích chuyển đổi số đối với quản trị, sản xuất - kinh doanh theo xu hướng tất yếu hiện nay.
Mục tiêu đề ra là thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại KCN, phấn đấu đến cuối năm 2024 có ít nhất 60% doanh nghiệp ứng dụng các nền tảng số trong quản trị, sản xuất.
Đồng thời tiếp tục rà soát các thủ tục hành chính thiết yếu, tần suất sử dụng cao gắn liền với nhu cầu thực tế để thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, qua đó tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp.
Liên quan công tác chuyển đổi số, Ban Quản lý các KCN Bình Thuận cũng đang phối hợp đơn vị viễn thông trên địa bàn tỉnh xúc tiến khảo sát tình hình phát triển hạ tầng số, cung cấp các dịch vụ phát triển xã hội số tại các doanh nghiệp trong KCN.
Dự kiến trong tháng 9/2024 này sẽ tổ chức tọa đàm, hướng dẫn doanh nghiệp tích cực ứng dụng các nền tảng số trong quản trị, sản xuất để thay đổi quy trình sản xuất - kinh doanh, tăng năng suất, hiệu quả hoạt động, giảm phát thải…
Theo Đ.QUỐC(Báo Bình Thuận)
(责任编辑:Nhà cái uy tín)