Để phát triển dịch vụ công trực tuyến hiệu quả,ăngkhảnăngcungcấpdịchvụcôngtrựctuyếnvớinềntảcao nhà cái bền vững, các nền tảng dùng chung, trong đó có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu đóng vai trò đặc biệt quan trọng. |
Cùng với việc công bố Chương trình chuyển đổi số của thành phố, hôm nay, ngày 22/7, Ủy ban nhân dân TP.HCM cũng công bố Nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu của thành phố (HCM LGSP).
Nền tảng HCM LGSP đã được triển khai và chính thức đưa vào vận hành để kết nối các cơ sở dữ liệu hiện có của thành phố, đồng thời kết nối với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
Theo Ủy ban nhân dân TP.HCM, nền tảng kết nối, chia sẻ dữ liệu thành phố sẽ giúp tăng khả năng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cho người dân, doanh nghiệp dựa trên nền tảng dữ liệu, thông tin tin cậy được chia sẻ giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
Cùng với đó, việc chia sẻ dữ liệu cũng giúp giảm nguy cơ đầu tư trùng lắp, do xác định rõ được các thành phần, hệ thống thông tin trong Chính quyền điện tử và trách nhiệm, lộ trình triển khai của các cơ quan.
Cho biết HCM LGSP là nền tảng quan trọng trong việc hình thành Kho dữ liệu dùng chung của thành phố, Ủy ban nhân dân TP.HCM lý giải: Nền tảng này đảm nhiệm vai trò chính trong việc cung cấp các thông tin kết nối đến các phần mềm tại đơn vị, tích hợp và khai thác dữ liệu từ Kho dữ liệu dùng chung của thành phố. Từ đó, các đơn vị có thể xây dựng chính sách và triển khai ứng dụng CNTT hiệu quả nhờ có được một cái nhìn tổng thể và mạch lạc về việc ứng dụng công nghệ trong các cơ quan nhà nước.
Để bảo đảm việc triển khai, vận hành nền tảng HCM LGSP được hiệu quả, TP.HCM cũng đã ban hành Quy chế tích hợp, quản lý, vận hành và khai thác Kho dữ liệu dùng chung và cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử thành phố phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam 2.0.
Trong Kiến trúc Chính quyền điện tử TP.HCM mới được cập nhật, Ủy ban nhân dân thành phố đã nêu rõ tầm nhìn xây dựng Chính quyền điện tử định hướng Chính quyền số.
Cơ quan này cho biết, từ năm 2010, TP.HCM đã tập trung xây dựng Chính quyền điện tử liên thông trên cơ sở triển khai hệ thống một cửa điện tử, một cửa điện tử liên thông và dịch vụ công trực tuyến (chủ yếu ở mức độ 3). Bắt đầu từ năm 2018, mục tiêu của thành phố là chuyển qua Chính quyền điện tử di động và triển khai dịch vụ công mức độ 4 trên kênh điện thoại thông minh với độ tương tác cao hơn.
Sau giai đoạn Chính quyền điện tử di động, chiến lược trung hạn của TP.HCM là tiến đến xây dựng Chính quyền điện tử thông minh trong các năm từ 2020 đến 2025, trên cơ sở công nghệ dữ liệu lớn, dữ liệu mở, trí tuệ nhân tạo AI, điện toán đám mây và tận dụng kênh mạng xã hội để cung cấp các dịch vụ công thông minh cho người dân và doanh nghiệp.
Từ sau năm 2025, Chính quyền điện tử TP.HCM sẽ phát triển sang giai đoạn Chính quyền điện tử cá nhân hoá, khi các dịch vụ công được thực hiện tự động bởi các tương tác giữa máy và máy.
Với tầm nhìn sau 2025 hướng tới Chính quyền số và nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ số lượng dân cư tập trung sinh sống trong thành phố ngày càng đông, trọng tâm của TP.HCM sẽ chuyển sang việc giảm số lượng các dịch vụ công rời rạc thủ công hiện có của từng cơ quan chính quyền, bằng cách tập trung vào thu thập và sử dụng dữ liệu về người dân và môi trường cá nhân của người dân, để họ có thể tự thao tác yêu cầu các gói dịch vụ cá thể hóa khi cần đến.
Với vai trò cơ quan làm đầu mối điều phối các nhiệm vụ phát triển Chính phủ điện tử, Bộ TT&TT đã nhiều lần nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của các nền tảng dùng chung, trong đó có nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu đối với việc phát triển dịch vụ công trực tuyến.
Theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đến hết năm nay, 100% các bộ, ngành, địa phương phải có Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dùng chung cấp bộ, tỉnh (LGSP) và kết nối với Hệ thống kết nối, liên thông các hệ thống thông tin ở trung ương và địa phương (NGSP) để khai thác các cơ sở dữ liệu quốc gia, hệ thống thông tin có quy mô, phạm vi từ trung ương đến địa phương. Đây là một mục tiêu quan trọng nhằm tạo lập nền tảng kêt nối, chia sẻ dữ liệu thông suốt từ trung ương đến địa phương giai đoạn tới.
Thống kê của Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT cho thấy, tính đến cuối tháng 6/2020, đã có 65,21% các bộ, ngành, địa phương trong cả nước xây dựng Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp bộ, tỉnh. Tỷ lệ này trong các năm 2018 và 2019 lần lượt là 3% và 27%. Đặc biệt, nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia cũng đã được xây dựng và từng bước kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương.
M.T
TP.HCM cập nhật Kiến trúc Chính quyền điện tử
Một mục tiêu của việc cập nhật, điều chỉnh Kiến trúc Chính quyền điện tử TP.HCM là làm rõ sự tương quan, phù hợp của Kiến trúc với chương trình chuyển đổi số của thành phố và Đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh.