Giây phút thiêng liêng khi được kết nạp vào Đảng,ữvữnglờithềlink xem trực tiếp mu bà Nguyễn Thị Nự, người phụ nữ kiên trung của vùng đất Dầu Tiếng tự nhủ: Đây là niềm vinh dự, tự hào rất lớn trong cuộc đời, sẽ là động lực to lớn để bản thân bà ra sức phấn đấu, rèn luyện, cống hiến hết mình cho cách mạng. Và như lời thề trước Đảng, cả cuộc đời chỉ biết hy sinh cho cách mạng, góp một phần nhỏ bé cho công cuộc giải phóng và xây dựng đất nước, là tấm gương sáng, “tiếp lửa” cho thế hệ trẻ hôm nay.
Bà Nguyễn Thị Nự (thứ 2 từ trái qua) trong buổi họp mặt của Trung đội nữ pháo binh Dầu Tiếng
Sinh ra lớn lên ở mảnh đất Dầu Tiếng anh hùng với phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh mẽ nên bà Nguyễn Thị Nự sớm giác ngộ cách mạng. Năm 1961, khi mới 13 tuổi, bà Nguyễn Thị Nự đã tham gia cách mạng, hoạt động trong tổ thiếu nhi (Đội tự vệ mật) làm giao liên đưa thư. Lớn lên, bà tham gia Đoàn Thanh niên, làm Phó Bí thư chi đoàn. Những ngày tham gia tổ chức bí mật, bà Nguyễn Thị Nự được đặt bí danh là Ánh.
Năm 1963, bà Nguyễn Thị Nự đã tham gia đảo chính Ngô Đình Diệm. Rồi trong một lần, tất cả các làng ra thị trấn Dầu Tiếng đấu tranh đòi tăng lương, đòi trả tự do cho anh hùng Nguyễn Văn Trỗi ở trụ sở Nghiệp đoàn Dầu Tiếng, bà được bà Sáu Hương (Làng 6) hướng dẫn tham gia nhóm biểu tình. Đấu tranh lúc này dựa vào tổ chức hợp pháp là Công đoàn vàng. Các cuộc đấu tranh và hoạt động của Đoàn Thanh niên rất sôi nổi. Bị lộ, tháng 3-1965, bà Nguyễn Thị Nự chính thức thoát ly theo cách mạng và được phân công công tác binh vận.
Cuộc đời hoạt động cách mạng của bà Nguyễn Thị Nự có nhiều dấu ấn. Từ tháng 3-1965 đến tháng 12-1967, bà tham gia đi dân công hỏa tuyến, phục vụ 3 trận đánh lớn là Bàu Bàng, Đông Da Nốt và Làng 10 Dầu Tiếng. Từ những thành tích đó, ngày 25-12-1965 bà được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng khi chưa tròn 18 tuổi. Bà Nguyễn Thị Nự bảo: “Giây phút thiêng liêng khi được kết nạp vào Đảng, tôi tự nhủ: Đây là niềm vinh dự, tự hào rất lớn trong cuộc đời, sẽ là động lực to lớn để ra sức phấn đấu, rèn luyện, cống hiến hết mình cho cách mạng”.
Năm 1966, Mỹ mở những trận càn trên đất Dầu Tiếng. Bà Nguyễn Thị Nự cùng đội du kích của ông Năm Lai đánh chống càn tại lô 5, 10. Sau đợt chống càn, bà được phong tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ. Bà là nữ cán bộ binh vận đầu tiên tham gia chiến đấu được tặng danh hiệu này.
Ngày 20-12-1967, tại lô 21 Làng 6, Huyện ủy Dầu Tiếng đã quyết định cho thành lập Trung đội nữ pháo binh lấy phiên hiệu là B4, lấy bìa rừng lô cao su 21 làm căn cứ đầu tiên; bà Nguyễn Thị Nự được phân công làm Trung đội trưởng, kiêm Chính trị viên, Bí thư chi bộ. Với bà Nguyễn Thị Nự, tuy ở B4 không lâu nhưng luôn là những kỷ niệm không bao giờ quên. Chị em đều ở tuổi mười tám đôi mươi nhưng luôn sát cánh bên nhau dũng cảm chiến đấu, lập nhiều thành tích.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, B4 cùng với biệt động đã làm nên nhiều thành tích tự hào. Trong trận xuất quân đầu tiên của B4 vào tháng 3-1968, được sự chỉ đạo của Huyện đội, B4 do bà làm Trung đội trưởng đã đem cối 60 ly đặt tại cống lô 34 bắn vào bãi đổ quân của địch. Kết quả, ta đã bắn cháy 3 máy bay trực thăng, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 30 tên Mỹ - ngụy. Đây là trận xuất quân đầu tiên của B4. Trong trận này, bà Nguyễn Thị Nự (Trung đội trưởng), đồng chí Lập (Khẩu đội trưởng), đồng chí Út Đây (Khẩu đội phó) được tặng thưởng danh hiệu Dũng sĩ diệt máy bay…
Sau ngày giải phóng, bà Nguyễn Thị Nự được phân công về công tác tại Liên đoàn Lao động tỉnh, rồi giữ các chức vụ Phó trưởng ban, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy. Dù ở vị trí nào, bà Nguyễn Thị Nự cũng phát huy tinh thần xung phong, kiên cường, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, xứng đáng với lòng tin của nhân dân.
THU THẢO