发布时间:2025-01-26 08:07:44 来源:PhongThuyBet 作者:Cúp C2
Giải pháp này được xem là đã mở ra một “cánh cửa” mới cho rất nhiều học sinh có cơ hội học tập và đào tạo nghề ngay từ khi còn rất trẻ.
Thay vì mất thêm 3 năm theo học THPT,ọcnghềmiễnphísauTHCSsaunămcóthểcótấmbằkeo bd tv ngay từ khi xong lớp 9, học sinh học hệ trung cấp, cao đẳng và sẽ gia nhập thị trường lao động sớm hơn. Theo hướng này, sau tốt nghiệp, học sinh vừa có bằng trung cấp nghề vừa có thể có bằng tốt nghiệp THPT.
Điều đặc biệt, với Chương trình 9+, cơ hội học liên thông lên cao đẳng, đại học thậm chí đi du học của học viên vô cùng rộng mở.
Vấn đề này được trao đổi tại tọa đàm “Chương trình 9+: Hướng đi mới lập nghiệp 4.0” do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phối hợp với Trường Trung cấp Công nghệ Thăng Long tổ chức ngày 17/5.
Hình thức “học nước rút”, tốt nghiệp THCS và theo học trung cấp là phương án học tập hiệu quả thực tế đã được áp dụng rộng rãi tại các nước phương Tây với thời gian học ngắn, tiết kiệm chi phí học tập. Tuy nhiên tại Việt Nam, hình thức này còn khá mới mẻ và chỉ thực sự bùng nổ trong những năm gần đây.
Chia sẻ về những ưu thế của hướng đi này, ông Đỗ Văn Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp), cho hay điểm nổi bật của Chương trình 9+ là tiết kiệm chi phí và thời gian cho người học. Một học sinh tốt nghiệp THCS nếu chọn nhánh rẽ lên THPT sau đó mới học trung cấp hoặc cao đẳng hoặc lên trình độ khác cao hơn sẽ phải mất chi phí học tập nhiều hơn học sinh lựa chọn ngay nhánh rẽ học mô hình 9+.
“Nếu các em học 3 năm tốt nghiệp THPT rồi sau đó mới vào học trung cấp (học 2 năm) thì phải mất tới 5 năm mới có bằng trung cấp, hoặc nhiều thời gian hơn nếu muốn có bằng cao đẳng. Cứ mỗi một năm thì chi phí càng đội lên... Còn nếu học sinh theo mô hình 9+, chỉ mất 3 năm để có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình THPT, vừa lấy bằng trung cấp, sau đó gia nhập thị trường lao động hoặc nếu muốn học liên thông lên cao đẳng, chỉ mất thêm 2-3 năm - tổng cộng 5 năm là có 2 bằng tốt nghiệp trung cấp và cao đẳng)”, đại diện Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp phân tích.
Ông Đỗ Văn Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Đào tạo chính quy (Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp). |
Bên cạnh đó, các em sẽ được rút ngắn thời gian tiếp cận việc làm, bởi được học tập và thực tập trong doanh nghiệp. Ngoài ra, học sinh hoàn toàn có cơ hội để học liên thông lên các chương trình cao hơn mà không chịu bất cứ một rào cản gì.
“Cho con em học theo Chương trình 9+, phụ huynh hoàn toàn có thể tự tin rằng các con đáp ứng được nhu cầu thị trường, có được công việc yêu thích, tự tin lập thân lập nghiệp”, ông Giang nói.
Dưới góc độ nhà tuyển dụng, ông Trần Ngọc Lương, Giám đốc Công ty TNHH U-Shine Việt Nam cho rằng Chương trình 9+ là một hướng đi rất triển vọng.
“Với các bạn trẻ, chúng tôi luôn coi trọng kỹ năng nghề, xa hơn là năng lực nghề - được xây dựng từ thái độ, kỹ năng và kiến thức. Chúng tôi thường tuyển các em học ở các trường nghề cho các vị trí chứ không phải từ các trường đại học. Ví dụ làm bàn, làm bếp thì cần các em biết thực hành chứ không cần quá nhiều về lý thuyết”, ông Lương nói.
Ông Trần Ngọc Lương, Giám đốc Công ty TNHH U-Shine Việt Nam. |
Để học viên sau tốt nghiệp có cơ hội hội nhập quốc tế, PGS Lê Đình Trung - Chủ tịch Hội đồng Trường Trung cấp Công nghệ Thăng Long, cho hay nhà trường đang triển khai đào tạo mô hình 9+ chuyên ngữ.
Nếu như các trường học truyền thống chỉ chú trọng dạy nghề, dạy các môn học văn hóa cơ bản, thì nhà trường đã thiết kế chương trình học theo mô hình 9+ của Nhật Bản và Đức. Theo đó, học sinh sẽ được đào tạo bài bản ít nhất 2 ngoại ngữ. Ngoài Tiếng Anh là bắt buộc, học sinh sẽ được chọn ngoại ngữ thứ hai để học chuyên sâu như Tiếng Đức, Tiếng Nhật Bản, Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Trung Quốc. Học viên sẽ học ngoại ngữ 18 giờ mỗi tuần, với 50% thời lượng giáo viên nước ngoài.
Tuy nhiên, theo ông Trung, để tập trung nền tảng cho hỗ trợ nghề nghiệp cho học viên, nhà trường không đào tạo ngoại ngữ theo cách thông thường mà tập trung dạy theo nghề mà học viên cần, theo từng nhóm nghề riêng.
PGS Lê Đình Trung, Chủ tịch Hội đồng Trường Trung cấp Công nghệ Thăng Long. |
Ông Đỗ Văn Giang, cho rằng việc triển khai đào tạo nghề trong giáo dục nghề nghiệp theo mô hình 9+ là một hướng đi tất yếu và chắc chắn sẽ thu được các kết quả tiềm năng. Đặc biệt, nếu gắn với đào tạo ngoại ngữ sẽ tạo thêm một cơ hội lớn, mang tính hội nhập cao ở thị trường lao động khu vực, quốc tế; giúp các học viên có cơ hội tham gia học tập suốt đời, nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng nghề, cách tiếp cận, thỏa sức sáng tạo tại các thị trường quốc tế của các nước phát triển.
Theo ông Giang, các học viên Chương trình 9+, thuộc diện người tốt nghiệp THCS học tiếp lên trình độ trung cấp theo Nghị định 86 nên được Nhà nước miễn hoàn toàn học phí. Với những học viên có nhu cầu học liên thông lên CĐ sẽ chỉ mất thêm học phí chương trình THPT theo quy định chung của Nhà nước và hoàn toàn được miễn phí chương trình đào tạo nghề (thực tế học viên vẫn sẽ nộp cho nhà trường nhưng sẽ được Nhà nước hoàn trả sau khi trình giấy xác nhận). Với các trường đào tạo Chương trình 9+ chuyên ngữ như Trường Trung cấp Công nghệ Thăng Long, học viên phải mất thêm chi phí học ngoại ngữ.
Thanh Hùng
Trong quá trình học nghề các em đã có thể tiếp cận doanh nghiệp, phong cách làm việc của doanh nghiệp cũng như đã có thể kiếm được việc làm, kiếm được tiền giúp đỡ gia đình khi tham gia các hoạt động cùng doanh nghiệp.
相关文章
随便看看