Ngày 30/11,ướngđếnsảnxuấtquotcâytỷđôquotbềnvữkèo tỷ lệ bóng đá Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Viện Thổ nhưỡng nông hóa (Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam) phối hợp với Công ty TNHH Yara Việt Nam tổ chức khởi động Dự án "Xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất sầu riêng bền vững".
Trao đổi với nông dân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, ông Nghiêm Quang Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, cho biết, so với các loại cây trồng khác, sầu riêng được đánh giá là loại mang lại giá trị kinh tế cao, đóng vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu nhập cho người trồng, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội.
Theo ông Tuấn, hiện thị trường xuất khẩu sầu riêng vô cùng tiềm năng, dự kiến giá trị còn tiếp tục tăng lên nếu vùng trồng cải tiến cách thức canh tác phù hợp gắn với tiêu chí xuất khẩu.
"Bên cạnh việc để đảm bảo chất lượng, sản xuất sầu riêng bền vững là một trong những tiêu chí mà nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp, nông dân cần hướng tới", ông Tuấn nhấn mạnh.
Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật cho rằng, dự án "Xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ trong sản xuất riêng bền vững" với mục tiêu phát triển sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ, sử dụng phân bón đúng, nhằm nâng cao sức khỏe đất và quản lý dinh dưỡng cây trồng.
Trồng sầu riêng sạch góp phần tạo ra vùng sản xuất an toàn, bền vững, sản phẩm tốt, thúc đẩy việc bảo vệ môi trường, sinh thái mang lại những giá trị thiết thực cho bà con nông dân.
Phía Cục Bảo vệ thực vật cam kết đồng hành, theo sát quá trình triển khai, đảm bảo để dự án phát huy tối đa giá trị và đạt được những mục tiêu đã đề ra.
"Chúng tôi tin tưởng rằng, sự kết hợp hài hòa giữa kinh nghiệm thực tiễn và những tiến bộ khoa học sẽ tạo nền tảng vững chắc cho ngành nông nghiệp Việt Nam nói chung và khu vực Tây Nguyên nói riêng", ông Tuấn kỳ vọng.
Theo ban tổ chức, dự án nêu trên sẽ bắt đầu với mô hình sản xuất sầu riêng bền vững tại tỉnh Đắk Lắk. Sau đó, sẽ mở rộng ra nhiều cây trồng chủ lực khác tại khu vực Tây Nguyên và cả nước.
Các sản phẩm phân bón hữu cơ chất lượng cao sẽ được Viện Thổ nhưỡng nông hóa thử nghiệm và điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương. Các chuyên gia sẽ hướng dẫn nông dân áp dụng quy trình canh tác mới, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Mục tiêu lớn nhất của sự hợp tác này là góp phần giảm khí thải carbon, thúc đẩy nông nghiệp bền vững và giảm thiểu tác động của hoạt động sản xuất đến hệ sinh thái tự nhiên.
Tỉnh Đắk Lắk có trên 32.000ha sầu riêng, trong đó diện tích trồng thuần khoảng 9.500ha, diện tích trồng xen khoảng 23.000ha. Đây là tỉnh có sản lượng sầu riêng đứng thứ 2 cả nước, ước đạt 280.000 tấn/năm.
Sầu riêng hiện vươn lên vị thế "vua trái cây" của Việt Nam, gia nhập nhóm nông sản "tỷ đô" khi đem lại giá trị xuất khẩu 2,24 tỷ USD năm 2023. Xuất khẩu sầu riêng góp phần quan trọng giúp ngành hàng rau quả lập kỷ lục lịch sử (5,7 tỷ USD).