- Ba ngày vừa qua,ọitừthiệnbằnghìnhảnhtrẻcởitrầnTôithấybihàcerezo – marinos trên các trang mạng xã hội bỗng tràn ngập hình ảnh trẻ em cởi truồng, “đầu đội trời chân đạp đất” trong cái rét tê tái của những ngày lạnh xuống tới âm độ.
Kèm theo đó là những lời kêu gọi quyên góp quần áo cũ, ủng hộ tiền bạc để giúp đỡ các em của các Facebooker vốn bình thường chả ai biết đấy là ai. Bên cạnh các ý kiến đồng tình, thì không ít người đã lên tiếng phản ứng trước việc trưng ra những hình ảnh thảm thương của trẻ em miền núi để kêu gọi từ thiện.
Những hình ảnh tương tự thế này đang tràn đầy trên các trang mạng xã hội |
Hãy thôi trưng ảnh “hở mông”
Anh Mạnh Hùng chia sẻ quan điểm: “Mang mấy cái ảnh trẻ con miền núi cởi truồng lộ ra để kêu gọi từ thiện là việc tôi thấy rất không nên. Những hình ảnh này có thể làm mủi lòng thiên hạ, khiến mọi người xót thương mà dễ dàng ủng hộ hơn, nhưng tôi thấy nó vừa rẻ rúng vừa hạ thấp cả nhân phẩm của đám trẻ mà mọi người đang nhân danh lòng tốt để kêu gọi giúp đỡ”.
“Xem ảnh lần đầu tiên thì đau lòng, lần thứ hai thấy xót xa, đến lần thứ ba thì bình thường và khi cứ thấy hết người nọ đến người kia post ảnh thì ngạc nhiên và bất bình” – chị Hà Lan nói lên cảm nghĩ khi những hình ảnh thảm thương của trẻ em Lào Cai, Hà Giang, Yên Bái tràn đầy trên facebook. "Tôi đồng ý với việc kêu gọi lòng tốt, mọi người muốn kêu gọi ủng hộ bao nhiêu quần áo ấm, bao nhiêu chăn màn cũng được, nhưng phải đồng nghĩa với việc bảo vệ nhân phẩm cho người ta. Cho lên truyền thông những hình ảnh thảm hại là việc mà hầu hết các nhà từ thiện đều mắc phải. Có lẽ đã đến lúc họ nên dùng những cách khác, như sử dụng những bức ảnh tế nhị hơn” – chị Lan nhận xét.
Chị Hồng Nhung, giáo viên một trường tiểu học tại Hà Nội đặt câu hỏi: “Nếu đó là con cháu nhà mình thì không biết các bạn đó nghĩ sao? Các bạn đó có chịu để một người lạ chụp cho con cháu mình những bức ảnh nhem nhuốc, rồi đưa ảnh lên khắp nơi để kêu gọi lòng thương hại?”.
Đừng nhân danh từ thiện để… đi chơi
“Trào lưu” kêu gọi từ thiện khiến bạn Thanh Giang băn khoăn: “Không hiểu sao năm nào cũng vài chục đoàn " từ thiện" lên Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang giúp đỡ quần áo ấm mà vẫn thế? Một vào bộ là mỗi đứa trẻ có thể dùng được một, hai năm mà tại sao vẫn lắm ảnh trẻ con cởi truồng đến vậy?”.
Giải đáp cho thắc mắc này, một bạn cho biết mình cũng từng là người đưa vài tấn quần áo cũ lên Tây Bắc vài năm trước. Nhưng chị đã dừng chuyện đó lại “Vì phát hiện ra mục đích chính của các vị ấy là đi du lịch, và thấy được sự nhảm nhí của cái việc đi giúp người mà gặp ai cũng bô bô là đi làm từ thiện. Người trên đấy từng nói với tôi rằng: Người dưới xuôi có lòng tốt thì bà con cảm ơn nhưng phát cho họ nhiều quá họ mặc một lần rồi vứt đi, nhiều khi chất đống lại rất mất vệ sinh, lại phải cử người đi đốt”.
Một bạn trẻ khác thì kể lại cảnh tượng đã chứng kiến ở làng mình: “Một nhóm anh chị gọi là thanh niên tình nguyện và các bạn trẻ có tấm lòng hảo tâm đến tặng quà như quần áo chăn ấm, giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn đến làng mình. Họ xui trẻ con trong làng tầm 3 - 4 tuổi cởi truồng rồi ngồi xó nhà, tỏ vẻ ngây thơ khóc lóc, nước mũi nước dãi chảy để chụp ảnh kêu gọi mọi người ủng hộ tiền mua này mua nọ phục vụ tết quê nghèo khó và quần áo mới cho các em... Mình thấy lạ, đang thắc mắc là sao bọn này đang mặc quần áo, đang chơi với nhau mà lại cởi truồng ngồi xó nhà rồi mắt mũi thì tèm lem, bèn ra chỗ mấy đứa ý thì có chị với tay lôi mình lại, bảo "Em ơi từ từ cho bọn chị chụp ảnh đã"…
Mình cáu quá mới bảo “Anh chị thì mặc mấy chục cái áo cái quần, quàng khăn kín ấm áp như thế kia mà nỡ bắt bọn nó cởi truồng phục vụ nhu cầu cho anh chị à? Chúng nó làm thế thì chúng nó được gì hay lại mang bệnh vào người, rồi anh chị lại được hưởng hết à?”… Có anh sau đó bảo là làm như vậy chỉ vì muốn tốt cho các em...".
Anh Nguyễn Bình Đức cho biết “Nếu lên tận núi mà ở vài ngày, sẽ thấy chả có nhà nào nghèo đến nỗi không có quần cho trẻ con. Trâu mà lạnh còn có áo mặc, đừng nói đến trẻ. Và bếp lửa lúc nào cũng hồng, đứa nào lạnh vào bếp ngồi. Vấn đề là vệ sinh, là nước sạch, là công ăn việc làm, là y tế... chứ mấy tấm áo cũ bọn trẻ đấy không cần đâu”.
Sẽ đi xa hơn những phản xạ rút ví?
“Mấy ngày nay nhiều bạn vẫn inbox hỏi mình "Dạo này còn làm thiện nguyện không? Năm nay lạnh thế này, có định tổ chức quyên góp quần áo cho Sapa không?" – cô giáo Nguyệt Ca chia sẻ và cho biết “Thực tế những chuyến đi Hà Giang 4, 5 năm trước đã cho mình kinh nghiệm là cái họ cần không phải là cái mà ta đang hào phóng cho họ. Mình đã dừng cách làm thiện nguyện này từ hồi đó”.
Theo cô giáo này, “Người làm thiện nguyện cho Sapa mà mình thấy khâm phục nhất, là một bạn người dân tộc 100% sinh năm 86, tiếng Anh giỏi tới mức mình đọc bản đề án xin tài trợ bạn ấy viết bằng tiếng Anh còn phải mắt chữ O, mồm chữ A... Nhiều năm nay bạn ấy vừa đi làm hướng dẫn viên du lịch, vừa bỏ tiền túi ra thuê nhà rồi gom bọn trẻ con thất học ở Sapa lại, tuyển tình nguyện viên nước ngoài đến dạy tiếng Anh còn bạn ấy dạy chữ, dạy cách dẫn tour, bán hàng và cả nhiều kĩ năng sống khác. Bạn ấy đã làm được một việc mà hàng nghìn người dân thành thị chúng ta không làm được, đó là "Cho người nghèo cái cần và dạy cách câu chứ không cho con cá"”.
Ông Đặng Hoàng Giang, Trung tâm Hỗ trợ Cộng đồng và Nghiên cứu Phát triển cũng có quan điểm rằng: “Trong hoạt động nhân đạo và từ thiện, tiền chỉ là một trong các nguồn tài nguyên, thậm chí không phải là nguồn quan trọng nhất. Quan trọng hơn là kiến thức, tài năng, và sức ảnh hưởng của các cá nhân muốn giúp đỡ đồng bào của mình".
Trong bài viết "Để từ thiện không chỉ... câu Like", ông Giang phân tích:
Thay vì chỉ đóng tiền cứu trợ khi có bão lũ, hay nhân tiện mang quần áo cũ lên vùng cao nhân dịp đi chụp ảnh hoa ban, hãy tìm hiểu công việc của những tổ chức phi chính phủ và hỗ trợ họ. Những tổ chức này đang bền bỉ hoạt động để bảo vệ quyền của trẻ em, để phụ nữ không bị buôn bán, người thiểu số giữ được văn hoá bản địa, người khuyết tật không bị kỳ thị, chính quyền địa phương trở nên minh bạch hơn, và người dân có tiếng nói hơn. 顶: 7踩: 6159
评论专区