Bác sĩ chán nản
Theườihànhhungbácsĩcóthểbịxửlýnhưthếnànhận định bóng đá realo Sở Y tế TP.HCM, tối 27/7, một bé gái 10 tuổi được cha đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định vì hóc xương.
Ghi nhận bệnh nhân không khó thở, không đe dọa tính mạng, bác sĩ T. trực cấp cứu đã liên hệ bác sĩ Tai mũi họng xuống nội soi cho bé. Bệnh nhi ngồi chờ tại chỗ. Đó cũng là thời điểm trong Khoa Cấp cứu có rất nhiều bệnh nhân nặng.
Đột nhiên, cha của cô bé xông vào, dùng lời lẽ xúc phạm, dọa giết, bóp cổ bác sĩ T. vì con gái phải chờ lâu. Đáng chú ý, người này chủ động rút điện thoại để quay lại toàn bộ quá trình chửi bới, tấn công bác sĩ.
“Bệnh đông mà còn bị hành hung, vừa bị bóp cổ vừa quay clip. Vấn nạn này đã trở thành một thói quen, đến mức vừa hành hung còn vừa quay lại clip công khai như thế”, bác sĩ T. chia sẻ trên trang cá nhân.
Trước sự việc trên, bác sĩ Bùi Chí Thương (Đại học Y dược TP.HCM) cho rằng, người bệnh khi vào cấp cứu, ai cũng có tâm lý lo âu. Điều này hoàn toàn có thể thông cảm và thấu hiểu.
Tuy nhiên, nguyên tắc y khoa là can thiệp những ca cần cấp cứu ngay để cứu sống bệnh nhân. Việc hành hung nhân viên y tế sẽ gây mất an toàn không gian khám chữa bệnh, gây tâm lý bất ổn với thầy thuốc và bệnh nhân khác.
“Thầy thuốc phải được tôn trọng và tạo môi trường an toàn khi khám chữa bệnh”, bác sĩ Thương bày tỏ.
Bộ Y tế đã ngay lập tức đề nghị Sở Y tế TP.HCM sớm xác minh vụ việc, phối hợp với Công an TP.HCM điều tra, đề xuất hướng xử lý nghiêm với hành vi sai phạm, động viên bác sĩ trong vụ việc.
Có thể xem xét hành vi đe dọa giết người
Thực tế, bệnh nhân, thân nhân hành hung nhân viên y tế không phải ... chuyện hiếm nhưng vẫn chưa được xử lý triệt để. Nguyên nhân dẫn đến các sự cố có thể do người bệnh/thân nhân uống say, sử dụng chất kích thích, nóng nảy, côn đồ hoặc do thái độ làm việc của các y, bác sĩ chưa chuẩn mực, dẫn đến bức xúc và mất kiểm soát.
Theo luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư TP.HCM, dù xuất phát từ nguyên nhân nào, việc hành hung các y, bác sỹ đều là hành vi vi phạm pháp luật.
“Hành hung, dọa giết bác sĩ Bệnh viện Nhân dân Gia Định vừa qua là một hành động mang tính côn đồ, hung hãn và cần một hình thức xử lý thật nghiêm minh”, ông nói.
Với hành vi trên, người đàn ông hành hung bác sĩ có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 144/2021/NĐ-CP với các tội: Gây mất trật tự công cộng; khiêu khích, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhâm phẩm của người khác; Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức và tội Cố ý gây thương tích nhưng chưa đến mức bị xử lý hình sự. Tổng số tiền phạt có thể lên đến 16.500.000 đồng.
Bên cạnh đó, nếu đáp ứng đủ yếu tố gây thương tích, người này còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo tội Cố ý gây thương tích, quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.
“Ngoài ra, dựa trên Khoản 1 Điều 133 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, nếu người nhà bệnh nhân có hành vi đe dọa giết người và có căn cứ làm cho bác sĩ lo sợ rằng điều này sẽ thành hiện thực - người nhà bệnh nhân trên sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm", luật sư Hùng nói.
Được biết, toàn bộ quá trình bác sĩ nhận bệnh, giải thích bệnh cũng như hành vi hành hung bác sĩ đều có camera giám sát ghi lại. Các hình ảnh chưa được công bố.
Hành hung bác sĩ sẽ xem là chống người thi hành công vụ?Theo dự án Luật khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), người có hành vi xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm người hành nghề tại cơ sở khám chữa bệnh, bị coi là có hành vi chống người thi hành công vụ.(责任编辑:World Cup)