发布时间:2025-01-11 02:03:26 来源:PhongThuyBet 作者:Nhận Định Bóng Đá
Chị Lê Ngọc Dần có hai con nhỏ,ườimẹnóithậtquotTôilosợnếukhôngđiphongbìgiáoviêndịbxh nữ thế giới một bé học tiểu học, một bé học mầm non ở TPHCM.
Về câu chuyện tặng quà bằng phong bì cho giáo viên Ngày Nhà giáo 20/11, chị Dần quan sát từ người thân, bạn bè thấy mỗi người có cách nghĩ và lựa chọn khác nhau. Tuy vậy, hầu hết những người chị Dần hỏi đều khẳng định "phải đi phong bì cho giáo viên".
Cô đồng nghiệp của chị Dần là người hiếm hoi phản đối kịch liệt việc tặng phong bì cho giáo viên, đặc biệt vào dịp 20/11. Người này nói rằng, tặng phong bì thầy cô vào dịp này là thiếu tôn trọng với nghề giáo. Có chăng, chị chỉ gửi chút quà nhỏ cho thầy cô vào dịp Tết hoặc cuối năm học.
Hơn 10 năm qua, các con của chị vẫn luôn được thầy cô yêu thương, dạy dỗ tận tình. Vì vậy, người mẹ này chưa bao giờ phải suy nghĩ, nặng nề với câu chuyện quà cáp cho thầy cô.
Chị Dần dè dặt hỏi thêm một người bạn có con cùng độ tuổi với con mình. Người bạn đáp: "Không, tớ không bao giờ mừng tiền hay quà cáp gì cho giáo viên cả".
Con của người bạn này học tại một trường song ngữ ở thành phố Thủ Đức, TPHCM. Ở đó, trường có hẳn quy định phụ huynh học sinh không tặng tiền, quà có giá trị cho giáo viên. Vậy nên, phụ huynh không khi nào phải quan tâm chuyện tặng quà cho giáo viên vào các dịp lễ, Tết.
Chị Dần ước giá như trường con mình học cũng có quy định như vậy.
"Thật lòng, tôi không muốn tặng quà giáo viên bằng phong bì nhưng từ khi con đi học đến nay, nhiều năm qua tôi đều đi phong bì.
Tôi bị tâm lý rất nặng nề nếu mình không quà cáp, phong bì thì liệu cô có chăm con mình tốt không? Con mình có bị phân biệt đối xử hay không? Dù tận trong đáy lòng tôi vẫn luôn cảm ơn các cô dạy dỗ, chăm sóc con mình", chị Lê Ngọc Dần nói.
Nếu để lựa chọn một cách thoải mái nhất, chị Dần khẳng định sẽ không đi phong bì thầy cô. Thay vào đó là món quà vừa phải, phù hợp với tài chính và tấm lòng của mình.
"Tôi xin lỗi nếu suy nghĩ này làm tổn thương các thầy cô giáo nhưng đó là nỗi lo lắng có thật của tôi", người mẹ bày tỏ.
Trước những ngày lễ, cũng như chị Dần, nhiều phụ huynh nặng trĩu lòng về việc tặng quà cho giáo viên. Trên nhiều diễn đàn tràn ngập các câu hỏi và cả băn khoăn của nhiều người nên tặng thầy cô quà gì, đi bao nhiêu...
Ở đó có cả những lo lắng, đong đếm, tính toán bao nhiêu là vừa, lỡ ít con mình có bị thiệt thòi không; hay cả tâm tư không tặng quà thầy cô được không?
Món quà giờ đây không chỉ dừng lại ở tấm lòng tri ân, cảm ơn với tinh thần "tôn sư trọng đạo" mà còn có thể gánh nặng chứa đựng những bất an, tâm tư, gửi gắm từ người tặng.
Bởi sau phụ huynh là những đứa con. Những ông bố bà mẹ mang mong muốn chính đáng là con mình được cô quan tâm, săn sóc, dạy dỗ tận tình và cũng như lo sợ con không được chăm sóc tốt hoặc sẽ bị "quan tâm đặc biệt"…
Như suy nghĩ của chị Dần, sự tính toán, cân đo đong đếm về món quà tặng thầy cô của phụ huynh có thể nhận về những phán xét, đánh giá không hay.
Việc nuôi con ăn học giờ đây rất nhiều chi phí, gánh nặng. Chỉ cần thêm một khoản chi tiêu phát sinh thôi là đã rất áp lực cho nhiều gia đình. Đi cùng đó là sự bất an, lo lắng con sẽ không được dạy dỗ tốt, bị đối xử bất công nếu mình không "đi" giáo viên như bao người.
Đâu chỉ ngày lễ 20/11, trong năm, bất kể ngày lễ nào, kể cả ngày không dính dáng gì đến giáo viên cũng có thể trở thành cái cớ để phụ huynh "quan tâm" nhà giáo. Tặng quà nhưng nào phải tặng quà, mà có khi là để tìm kiếm sự an tâm với mong muốn cô nhẹ nhàng hơn, cô tận tình hơn...
Phải nhìn thẳng, việc người học, phụ huynh cảm thấy không an toàn nếu không "chăm sóc" giáo viên; bố mẹ dùng phong bì để trấn an tâm lý, để mong đổi sự yên tâm cho con ở trường là điều vô cùng đau đớn của giáo dục.
Cô Nguyễn Ngọc Phương, giáo viên bậc tiểu học ở TPHCM cho biết, trước đây khi thấy nhiều người so đo, tính toán về việc tặng quà cho giáo viên, cô có cảm giác rất khó chịu.
Nhiều lần, trên mạng xã hội, cô Phương từng tranh cãi qua lại quanh chủ đề hỏi nhau tặng quà giáo viên bao nhiêu, ít hay nhiều.
Nhưng giờ đây, cô Phương chia sẻ, cô thấy thông cảm cho nỗi lòng của phụ huynh hơn khi hiểu phía sau những đong đếm, tính toán đó có thể là những khó khăn, lo lắng, bất an của phụ huynh…
Cô Phương thẳng thắn cho biết, cô vẫn nhận quà từ phụ huynh, từ học sinh, có cả phong bì. Tuy nhiên, cô đang học cách không đánh giá, phán xét người khác và cả bản thân mình qua những món quà.
Trong câu chuyện quà tặng giáo viên ngày lễ, cô Phương cho rằng, phụ huynh và giáo viên hãy tự gỡ nút thắt trong lòng mình, đừng quá nặng nề trong việc tặng quà và cả nhận quà.
Phụ huynh cần mạnh dạn bỏ suy nghĩ nếu không quà cáp thì con mình sẽ không được quan tâm. Và người thầy cần bỏ tâm lý vòi vĩnh, đừng đặt mình ở tâm thế người khác phải biết ơn mình, phải quà cáp cho mình...
Giáo viên cần xác định một cách rõ ràng việc dạy dỗ học sinh là trách nhiệm với chính bản thân mình, với công việc mình lựa chọn để mưu sinh, để cống hiến.
Khi đó, phụ huynh tặng quà giáo viên hay không, tặng quà thế nào, giáo viên nhận quà hay không sẽ không còn là vấn đề phải bận lòng hay tranh luận.
相关文章
随便看看