当前位置:首页 > Cúp C1

Hai chị em sinh đôi dẫn đầu kỳ thi tốt nghiệp THPT của Bình Định_soi kèo thuy si

Niềm vui “sinh đôi”

Nguyễn Mỹ Dung và Nguyễn Mỹ Trang là chị em sinh đôi học chung lớp ở Trường THPT số 1 Phù Mỹ,ịemsinhđôidẫnđầukỳthitốtnghiệpTHPTcủaBìnhĐịsoi kèo thuy si huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, Mỹ Trang đạt tổng cộng 54,7 điểm (Toán 9,6, Ngữ văn 9, Tiếng Anh 8,6, Lịch sử 9,25, Địa lý 8,75, Giáo dục công dân 9,5). Tổng số điểm của Mỹ Dung là 54,4 (Toán 9,8, Ngữ văn 8, Tiếng Anh 9,6, Lịch sử 9,25, Địa lý 8,5, Giáo dục công dân 9,25).

Với kết quả như vậy, hai chị em trở thành thủ khoa, á khoa trong kỳ thi tốt nghiệp THPT của tỉnh Bình Định.

{keywords}
Hai chị em Mỹ Trang (trái) và Mỹ Dung

Mỹ Trang cho biết sau khi thi xong, em dự đoán chính xác điểm môn Toán và Tiếng Anh. Môn Ngữ văn em nghĩ chỉ được khoảng 8,5 điểm nhưng kết quả lại được 9 điểm.

“Khi biết điểm thi, hai chị em vui lắm vì không ngờ cả hai cùng đạt kết quả cao như nhau”.

Tuy tổng điểm các môn của Mỹ Trang cao hơn của Mỹ Dung nhưng điểm tổ hợp xét tuyển đại học là khối D - Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh thì Trang được 27,7 điểm, thấp hơn Dung 0,2 điểm.

Không chỉ là thủ khoa, á khoa của tỉnh trong kỳ thi này, trong suốt quá trình học phổ thông, hai chị em cũng thường xuyên “chia nhau” các vị trí đầu lớp.

Hồi học cấp 3, năm lớp 10 và 11, Trang đứng số 1, Dung đứng số 2. Lên lớp 12 thì có sự thay đổi nhỏ: Dung đứng số 1, Trang đứng số 2.

“Chúng em học như vậy từ bé”

Học giỏi cả Toán lẫn Văn, cả các môn tự nhiên lẫn xã hội, khi được hỏi bí quyết là gì, Trang cười bẽn lẽn nói “Chúng em cứ học như vậy từ nhỏ rồi nên cũng không biết nói như thế nào”.

Ba làm trong ngành điện lực và đã về hưu, còn mẹ làm nhân viên ở Trường THPT Nguyễn Trung Trực (tỉnh Bình Định), khi Dung – Trang học cấp 1, ba mẹ còn chỉ bài được cho hai chị em. Nhưng khi lên cấp 2 rồi cấp 3, chủ yếu là hai chị em tự học.

{keywords}
Dung, Trang chụp ảnh cùng thầy giáo chủ nhiệm và bạn bè trong ngày bế giảng lớp 12

“Ba mẹ luôn tạo điều kiện học tập cho chúng em chứ không gây áp lực buộc các con phải học thế này hay thế kia. Chúng em có đi học thêm Toán và Tiếng Anh. Còn môn Văn, ở lớp em tập trung nghe cô giảng, về em đọc thêm sách tham khảo, sách văn học và luyện viết bài.

Các môn tự nhiên chúng em học kỹ kiến thức cơ bản, luyện tập làm đề, câu nào khó thì làm đi làm lại…”.

Có điểm giống nhau mà hai chị em cùng đồng ý là cả hai cùng chăm chỉ. Còn điểm khác, là Dung có sự tập trung hơn Trang. Ngoài thời gian học, Trang thích xem phim và chơi đàn guitar, còn Dung lại thích nghe nhạc và biết chơi đàn organ.

18 năm cùng nhau “trên mọi nẻo đường”, tới đây, hai chị em sẽ đi theo hai ngả khác nhau. Từ nhỏ, Dung đã mong muốn trở thành giáo viên nên đăng ký vào ngành Sư phạm Tiếng Anh của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Trường ĐH Ngoại ngữ - ĐH Đà Nẵng.

Còn để thực hiện mơ ước của mình, Mỹ Trang đăng ký vào ngành Truyền thông quốc tế của Học viện ngoại giao và nguyện vọng 2 là ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp của Học viện Báo chí tuyên truyền. 

“Bây giờ còn ở nhà nên chúng em thấy vẫn bình thường. Nhưng đến lúc đi học, mỗi đứa một nơi, chắc bọn em cũng sẽ buồn” – Trang chia sẻ.

Ngân Anh

Ngã rẽ của đôi bạn 10 năm cõng nhau đến trường ở Thanh Hóa

Ngã rẽ của đôi bạn 10 năm cõng nhau đến trường ở Thanh Hóa

Ngô Minh Hiếu - người 10 năm cõng bạn đi học đang làm phụ hồ trước khi nhập học với mơ ước trở thành bác sĩ. Còn Minh mong sẽ theo ngành IT, nhưng sẽ xoay xở ra sao khi không còn Hiếu ở bên hàng ngày? 

分享到: