会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 Các nước quy định việc dạy thêm học thêm như thế nào?_kèo tài 2!

Các nước quy định việc dạy thêm học thêm như thế nào?_kèo tài 2

时间:2025-01-25 14:55:28 来源:PhongThuyBet 作者:World Cup 阅读:537次

Nhật Bản

Giáo viên ở Nhật Bản được kỳ vọng sẽ cống hiến hoàn toàn cho việc giảng dạy trên trường và bất kỳ lớp học hoặc hoạt động bổ sung nào mà thầy cô muốn tổ chức đều được quản lý.

Theácnướcquyđịnhviệcdạythêmhọcthêmnhưthếnàkèo tài 2o các hướng dẫn do Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ (MEXT) đưa ra, giáo viên có thể tổ chức các lớp học thêm, nhưng các hoạt động này phải được phối hợp và phê duyệt bởi ban giám hiệu nhà trường. 

Hình 1.jpg
Các nước có những quy định khác nhau về việc dạy, học thêm ngoài trường học.

Tuy vậy, việc dạy thêm ngoài trường thường không được khuyến khích, vì điều này có thể dẫn đến xung đột lợi ích hoặc cơ hội không đồng đều cho học sinh. Mục tiêu chính của giáo dục Nhật Bản vẫn là duy trì công bằng và đảm bảo tất cả học sinh đều có quyền tiếp cận nền giáo dục chất lượng.

Thay vào đó, giáo viên Nhật Bản thường hỗ trợ học sinh thông qua các câu lạc bộ sau giờ học và các hoạt động ngoại khóa. 

Tuy nhiên, các hoạt động này thường được tổ chức như một phần của chương trình giảng dạy chính thức và đảm bảo sự phù hợp với các mục tiêu giáo dục của nhà trường.

Singapore

Bộ Giáo dục Singapore quy định các trung tâm dạy thêm cho 10 học sinh trở lên phải đăng ký với Bộ. Quá trình đăng ký yêu cầu các trung tâm phải tuân thủ các tiêu chuẩn cụ thể về cơ sở hạ tầng và an toàn cháy nổ.

Giáo viên làm việc tại các trung tâm này cũng phải đăng ký lý lịch và trình độ với cơ quan giáo dục. Bộ áp dụng các điều kiện khắt khe, từ chối chấp nhận bất kỳ trường hợp nào vi phạm chuẩn mực nghề giáo và vi phạm pháp luật, đặc biệt là tội phạm tình dục. 

Tuy nhiên, Singapore cũng nhận thấy tầm quan trọng của giáo dục bổ trợ trong việc giúp học sinh đạt mục tiêu học tập. Các trường thường tổ chức những lớp học thêm hoặc các buổi học bổ trợ, đặc biệt là cho những học sinh cần sự hỗ trợ. Những buổi học này được tiến hành trong khuôn khổ của nhà trường và không thu phí, đảm bảo tính tiếp cận cho tất cả học sinh.

Hàn Quốc

Tại Hàn Quốc, chi phí tăng cao cho ngành công nghiệp giáo dục ngoài trường học đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại, khi 20% hộ gia đình có thu nhập cao nhất chi tiêu khoảng 1,14 triệu won (khoảng 21,3 triệu VNĐ)/tháng cho giáo dục tư nhân. Mặc dù số lượng học sinh giảm nhưng tổng chi tiêu cho giáo dục tư nhân đã đạt 26 nghìn tỷ won (khoảng 486 nghìn tỷ VNĐ) vào năm 2022, tăng 10% so với năm trước, theo Korea Times.

Giới chuyên gia nước này nhận định, hệ thống giáo dục công Hàn Quốc ngày càng không đáp ứng được nhu cầu của học sinh, khiến các bậc phụ huynh và thậm chí cả giáo viên phải phụ thuộc rất nhiều vào các trung tâm dạy thêm tư nhân, được gọi là "hagwon" (các học viện tư thục sau giờ học).

Thậm chí, một số giáo viên còn khuyên phụ huynh đưa con đến học tại hagwon đối với những môn các em gặp khó khăn, thay vì hỗ trợ thêm trong trường học.

Trước đây, trường học mở các lớp học thêm và các buổi tự học vào buổi tối. Tuy nhiên, sự phụ thuộc vào hagwon đã chuyển trách nhiệm này ra khỏi trường học, khiến học sinh ưu tiên làm bài tập của hagwon hơn là bài tập của trường và thậm chí dẫn đến việc các em ngủ gật trong giờ học chính thức.

Mặc dù giáo viên có trình độ và tận tâm nhưng chính sách trong hệ thống giáo dục công khiến họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc khuyến khích việc học hagwon. 

Các quy định quản lý hagwons bao gồm giới hạn các lớp học trước 22h để đảm bảo học sinh được nghỉ ngơi đầy đủ. Học phí được giới hạn và hagwons phải tuyển dụng các giảng viên có trình độ. 

Tính minh bạch được thực hiện thông qua việc báo cáo bắt buộc về học phí và lịch học, các tài liệu học tập được sử dụng... Cơ quan giáo dục địa phương cũng thường xuyên thanh tra.

Trung Quốc

Tháng 8/2021, Trung Quốc đã ban hành các quy định đối với các tổ chức đào tạo ngoài giờ học. Theo đó, các tổ chức đang hoạt động phải chuyển sang hình thức phi lợi nhuận và các quy định nghiêm ngặt được áp dụng cho hoạt động và nội dung các khóa học.

Hình 2 (1).png
Trung Quốc có những quy định rất khắc khe nhằm quản lý việc giáo dục ngoài trường học.

Các lớp học thêm không được tổ chức vào cuối tuần, ngày lễ quốc gia, ngày nghỉ học của học sinh và sau 9 giờ tối. Nội dung đào tạo không dựa trên chương trình giáo dục nước ngoài hay dạy trước chương trình năm học.

Tháng 9/2023, Bộ Giáo dục Trung Quốc công bố rằng các dịch vụ dạy học, gia sư ngoài giờ không có giấy phép có thể phải đối mặt với mức phạt lên tới 100.000 NDT (khoảng 349 triệu VNĐ).

Tháng 2/2024, Bộ Giáo dục Trung Quốc xin ý kiến về Dự thảo Quy định về Quản lý Đào tạo ngoài trường. Dự thảo mới này tiếp tục hướng trọng tâm vào ngành dạy thêm sau một cuộc cải cách rộng lớn hơn được khởi xướng vào giữa năm 2021.

Lần đầu tiên, các quy định trong dự thảo định nghĩa rõ ràng về giáo dục ngoài giờ học, xác định đây là các hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài hệ thống trường học chính thức, nhằm cải thiện kết quả học tập hoặc phát triển sở thích và tài năng của học sinh từ mẫu giáo đến trung học. 

Các quy định thiết lập khung quản lý và phân loại các tổ chức dạy thêm ngoài giờ, phân biệt giữa dạy thêm học thuật theo chương trình và dạy thêm không học thuật. 

Các cơ sở giáo dục ngoài giờ phải trải qua quy trình cấp phép và phê duyệt để có “Giấy phép tổ chức đào tạo ngoài trường học”, đồng thời phải hoạt động dưới dạng tổ chức phi lợi nhuận nếu cung cấp dạy thêm học thuật. 

Các dịch vụ dạy thêm trực tuyến cũng cần được phê duyệt từ cơ quan giáo dục cấp tỉnh.

Một điểm quan trọng của các quy định là việc hạn chế thời gian dạy thêm ngoài giờ. Các buổi học phải được tổ chức ngoài giờ học chính thức và không được diễn ra vào các ngày lễ quốc gia hoặc kỳ nghỉ của trường. Các cơ quan giáo dục cấp tỉnh có thể đặt thêm hướng dẫn về thời gian và độ dài của các buổi học này.

Ngoài ra, các quy định cấm các đơn vị này tổ chức các kỳ thi hoặc cuộc thi, không được công khai kết quả học tập hoặc xếp hạng của học sinh. 

Chi phí cho dạy thêm học thuật phải tuân thủ các hướng dẫn về giá của chính phủ, trong khi các dịch vụ dạy thêm khác cần đăng ký với các cơ quan liên quan. Phí thu được chủ yếu được sử dụng cho hoạt động vận hành, phải đảm bảo tính minh bạch và được giám sát.

Để thực thi các quy định này, một nền tảng giám sát quốc gia sẽ được thiết lập để theo dõi các tổ chức dạy thêm ngoài giờ. Các tổ chức này phải cập nhật thông tin liên quan trên nền tảng. 

Các tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý giáo dục địa phương vi phạm quy định, bao gồm việc dạy thêm không được phép hoặc quản lý yếu kém, sẽ phải chịu trách nhiệm theo luật giáo dục và các quy định liên quan.

Làm gì để giáo viên dạy thêm đàng hoàng?Giáo viên có thể dạy thêm ngoài nhà trường nhưng cần quy định về cơ sở vật chất, số tiết, nội dung giảng dạy, sức khỏe người dạy và học...

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • San Marino GP 2017: KTM chạy thử nghiệm
  • Xuân Bắc được phong tặng Nghệ sĩ nhân dân
  • Nữ MC Hoàng Oanh và nhiều anh tài bật khóc trên sóng VTV
  • Những bức tranh 'phiền toái' của nhà thơ 8X Sài Gòn
  • Italian President hosts farewell ceremony for Vietnamese counterpart
  • MC Trần Thanh Tùng, giáo viên dạy giỏi toàn quốc, bị fan nháy máy 70 lần
  • Sinh non cùng ngày tại một bệnh viện, cặp đôi nên duyên vợ chồng
  • Nhà hát Lớn Hà Nội kỷ niệm 110 năm
推荐内容
  • Nhận định, soi kèo Dortmund vs Werder Bremen, 21h30 ngày 25/1: Rắn không đầu
  • Bạn muốn hẹn hò tập 929: Cô gái 'ế' 24 năm đốn tim chàng kỹ sư Việt kiều
  • Ly hôn đâu phải là cái tội
  • Mẹ chồng ngăn cản khi tôi muốn đi bước nữa
  • Chuyện tình khó tin của ông già mù đánh đàn bên dòng sông Hậu
  • Ca sĩ Kavie Trần công khai con trai 16 tuổi cao 1,75m như người mẫu