发布时间:2025-01-26 04:24:29 来源:PhongThuyBet 作者:Nhà cái uy tín
Cho dù có vẻ bất công như thế nào,ướngbìnhđẳngcủathếgiớidiễnranhưthếnàbd kq truc tiep hom nay thế giới của những năm đầu thập niên 2020 vẫn bình đẳng hơn so với thế giới của những năm 1950 hoặc 1900; và thế giới của thế kỷ 20 dù sao cũng bình đẳng hơn so với những năm 1850 hoặc 1780 trên nhiều phương diện.
Các diễn biến chính xác sẽ khác nhau tùy theo thời kỳ và phụ thuộc vào việc liệu ta đang nghiên cứu tình trạng bất bình đẳng giữa các giai tầng xã hội được xác định bằng địa vị pháp lý hay quyền sở hữu phương tiện sản xuất, thu nhập hay giáo dục, nguồn gốc quốc gia hay chủng tộc: mọi khía cạnh mà ta quan tâm ở đây.
Nhưng về lâu dài, bất kể sử dụng tiêu chí nào, người ta đều đi đến cùng một kết luận: Từ năm 1780 đến năm 2020, diễn biến phát triển có xu hướng trở nên bình đẳng hơn về địa vị, tài sản, thu nhập, giới tính và chủng tộc ở hầu hết các khu vực và xã hội trên hành tinh, và ở một mức độ nhất định khi so sánh các xã hội này trên phạm vi toàn cầu.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Rocketmann Team/Pexels. |
Nếu nhìn từ góc độ toàn cầu đa chiều về bất bình đẳng, ta có thể thấy rằng, trên một vài phương diện, quá trình tiến tới bình đẳng cũng đã tiếp diễn trong suốt giai đoạn từ 1980 đến 2020, vốn dĩ phức tạp và lẫn lộn hơn người ta hằng tưởng.
Từ cuối thế kỷ 18, tuy đã có một xu hướng thực sự và bền bỉ hướng tới bình đẳng, nhưng vẫn còn trong chừng mực hạn chế. Như chúng ta sẽ thấy, bất bình đẳng vẫn tồn tại ở mức độ đáng kể và phi lý trên mọi phương diện: địa vị, tài sản, quyền lực, thu nhập, giới tính, nguồn gốc xuất thân, v.v..
Và hơn thế nữa, người ta cũng thường phải đối mặt với những sự bất bình đẳng kết hợp trên nhiều phương diện. Khẳng định sự hiện diện của xu hướng bình đẳng không phải là khoe khoang về thành công. Thay vào đó, điều này kêu gọi chúng ta tiếp tục cuộc chiến trên cơ sở lịch sử vững chắc.
Thông qua xem xét phong trào hướng tới bình đẳng đã thực sự ra đời như thế nào, ta có thể rút ra những bài học quý giá cho tương lai và hiểu rõ hơn về những cuộc đấu tranh và vận động đã giúp thực hiện phong trào này, cũng như các cấu trúc thể chế và các hệ thống luật pháp, xã hội, tài chính, giáo dục và bầu cử đã cho phép bình đẳng trở thành một hiện thực lâu dài.
Đáng tiếc thay, quá trình học tập tập thể về các thể chế bình đẳng thường bị chứng lãng quên quá khứ, chủ nghĩa dân tộc trí thức, và sự chia cắt kiến thức trong từng lĩnh vực riêng biệt làm cho yếu đi. Để tiếp tục tiến tới bình đẳng, ta phải ôn lại những bài học lịch sử và vượt qua ranh giới quốc gia cũng như sự phân chia lĩnh vực. Mang tinh thần lạc quan và tiến bộ trong lĩnh vực lịch sử và khoa học xã hội, nghiên cứu này tìm cách đi theo chiều hướng đó.
Ngày nay, cuốn sách Lược sử về bình đẳng này có thể ra đời chủ yếu nhờ vào nhiều nghiên cứu quốc tế đổi mới sâu sắc việc nghiên cứu lịch sử kinh tế và xã hội trong những thập niên gần đây.
Đặc biệt, các nhận định của tôi sẽ dựa vào những tác phẩm đã mang lại cho chúng ta một viễn cảnh toàn cầu thực sự về lịch sử chủ nghĩa tư bản và Cách mạng Công nghiệp. Ví dụ, tôi đang nghĩ tới nghiên cứu của Ken Pomeranz xuất bản năm 2000 về “sự khác biệt lớn” giữa châu Âu và Trung Quốc trong thế kỷ 18 và 19, có lẽ là cuốn sách quan trọng và có tầm ảnh hưởng nhất về lịch sử kinh tế thế giới kể từ khi tác phẩm Civilization materielle, economie et capitalisme của Fernand Braudel năm 1979 và các nghiên cứu của Immanuel Wallerstein về “phân tích các hệ thống thế giới” ra đời.
Đối với Pomeranz, sự phát triển chủ nghĩa tư bản công nghiệp phương Tây gắn liền với các hệ thống phân công lao động quốc tế, khai thác điên cuồng tài nguyên thiên nhiên, cũng như sự thống trị quân sự và thuộc địa của các cường quốc châu Âu đối với phần còn lại của hành tinh. Các nghiên cứu tiếp theo phần lớn đã xác nhận kết luận này, dù là thông qua nghiên cứu của Prasannan Parthasarathi hay của Sven Beckert và phong trào gần đây xoay quanh “lịch sử mới của chủ nghĩa tư bản”.
相关文章
随便看看