Mark Zuckerberg - CEO của mạng xã hội Facebook - mới đây vừa bị lên án kịch liệt sau khi Facebook quyết định gỡ bỏ bức ảnh lịch sử trong chiến tranh tại Việt Nam: Hình ảnh em bé Napalm. Em bé Napalm có tên thật là Phan Thị Kim Phúc,ịtốlạmdụngquyềnlựckhixoábỏbứcảnhEmbéti so ma cao sinh năm 1963 là người Canada gốc Việt, nổi tiếng với bức ảnh được trao Giải Pulitzer chụp ngày 8 tháng 6, 1972 tại Trảng Bàng bởi nhiếp ảnh gia Nick Út của hãng thông tấn AP, ghi lại hình ảnh một cô bé chín tuổi, da thịt và áo quần bị đốt cháy do bị bỏng nặng bởi bom napalm, khi cô đang di tản khỏi ngôi làng của mình.
Trang báo lớn nhất của Na Uy đã cho đăng tải một bức thư gửi tới CEO Mark Juckerberg trách cứ vị CEO về việc Facebook kiểm duyệt bức ảnh lịch sử về chiến tranh Việt Nam và muốn Zuckerberg cần nhận ra vai trò của mình như một "vị biên tập viên quyền lực nhất thế giới".
Espen Egil Hansen, Tổng biên tập và là CEO của trang Aftenposten, tố Zuckerberg là kẻ vô nghĩ và "lạm dụng quyền lực" của mình đối với mạng xã hội Facebook vốn đã trở thành một kênh truyền tải thông tin trên khắp thế giới. "Tôi rất buồn, thất vọng và thậm chí là cả sợ hãi khi nghĩ tới những gì cậu làm để duy trì sự dân chủ xã hội" - ông nói.
"Tôi lo ngại rằng Facebook đang làm hạn chế sự tự do thay vì cố gắng mở rộng nó. Và điều này thường xảy ra theo cách độc đoán" - ông cho biết thêm.
Cuộc tranh cãi bắt đầu bằng việc Facebook quyết định xoá một bài đăng của nhà văn người Na Uy Tom Egeland với nội dung là bức ảnh "Em bé napalm". Bài đăng của Egeland chỉ nhằm để thảo luận về 7 bức ảnh làm thay đổi lịch sử chiến tranh, tức hoàn toàn phù hợp và không có gì để gọi là "lệch đề".