Yêu trẻ cộng với tính cách hài hước,ếlàmthầygiáomầkeobongda cách đây 10 năm, chàng trai sinh năm 1991 quyết định chọn theo học ngành Giáo viên mầm non Trường CĐ Sư phạm Lào Cai. Lớp tổng cộng 61 người thì chỉ duy nhất mình anh là con trai. Thời gian đầu, không ít lần anh bị các bạn và mọi người trêu “đàn ông con trai mà đi làm giáo viên mầm non”. Tuy vậy, anh không căng thẳng mà vẫn vui vẻ bởi suy nghĩ được làm công việc mình thích. Dần dà, mọi người cũng quen và hiểu hơn nhiệt huyết của anh. Tốt nghiệp, anh bắt đầu công việc thầy giáo mầm non từ năm 2012. Đi làm, anh cũng là giáo viên nam đầu tiên trong lịch sử của Trường Mầm non Quan Thần Sán, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. “Lúc đầu các bạn hay trêu cũng cảm thấy ngại nhưng sau dần cũng quen.Giờ đây, các bạn hay các đồng nghiệp lại giúp đỡ, chia sẻ và hỗ trợ mình rất nhiều”. Là nam giới nhưng theo nghề giáo viên mầm non thì không có ngoại lệ. Anh phài làm quen mọi công việc như các cô giáo. Từ cho trẻ ăn, thay quần áo, đến vệ sinh, rửa mông cho trẻ. “Đến giờ mình đã từng kinh qua mọi việc. Lúc đầu thì cũng hơi vất vả nhưng khi đã có nghiệp vụ, kỹ năng thì chỉ cần mình quyết tâm thì đều làm được hết”, anh Dế tâm sự. Anh Dế nhớ nhất ngày đầu tiên đi làm được phân công phụ trách lớp 3 tuổi. Cũng là ngày đầu đến trường của trẻ nên các cháu khóc nhiều. Trong khi đó, lũ trẻ cũng chưa quen với việc giáo viên là một thầy giáo. “Là nam giới, ban đầu việc dỗ dành trẻ cũng hơi khó nhưng sau vài buổi quen dần thì trẻ lại rất thích thầy. Giờ thì cứ gặp thầy là thấy trẻ vui”. Anh Dế cho hay, đặc thù ở địa bàn miền núi thì những kỹ năng tự phục vụ của trẻ như tự đi giày, mặc quần áo, xúc cơm ăn,… lại rất tốt. Điều mà những đứa trẻ nơi đây yếu chủ yếu là khả năng giao tiếp. “Những ngày đầu đến trường thường trẻ không biết một tiếng phổ thông tiếng Kinh nào cả. Từ “chào”, “ăn cơm” hay “uống nước”,… các cháu đều không biết. Mình phải dạy từ những cái nhỏ nhất thì các cháu mới có thể hiểu được lời nói của thầy cô”, anh Dế kể. Việc vận động gia đình cho trẻ đến trường cũng vô cùng khó khăn. “Có lần, một bé nghỉ học liền 3 hôm. Tôi đến vận động quay trở lại thì ông bà cháu tỏ thái độ như chỉ chực đuổi mình ra khỏi nhà, bởi khi đó họ chưa hiểu được tầm quan trọng của việc đến trường”. Ông bà cháu từ chối anh với lý do rằng: “Trẻ nhỏ như thế này thì đi học làm cái gì, trời thì rét nữa, cho nó ở nhà”. Sau 3 buổi vận động không được, anh phải tìm cách liên hệ sự chung tay của trưởng thôn và công an viên mới thuyết phục được. “Lần ấy, liên tục một tuần liền vận động, sau đó ông bà mới cho cháu đi học tiếp”, anh Dế nhớ lại. Giờ đây trên trường, các cô giáo ít trêu chuyện “nam giới đi làm giáo viên mầm non” mà chỉ hay gọi vui anh là “Dế Mèn”. “Chắc do tôi tên là Dế và tính cách cũng hài hước, thích thổi lá, tham gia văn nghệ nên các cô gọi vậy”, thầy giáo cười. Nói về cái tên Dế, anh kể ngày xưa khi mẹ sinh được 3 ngày thì anh khóc quấy, không chịu bú. Theo phong tục ở địa phương, có một hòn đá rất thiêng. Bố mẹ phải đi cầu xin cho anh được an lành và không khóc quấy. Hòn đá “dịch” theo tiếng Mông là Dế. “Sau hôm đó, thấy tôi không khóc nữa và Dế cũng có ý nghĩa là muối ăn hằng ngày nên bố mẹ đặt luôn tên đó với mong muốn cuộc sống sau này của mình được đủ đầy, ấm no. Sau này khi lớn lên nhiều khi ngồi ngẫm nghĩ mình cũng thấy có một sự trùng hợp thú vị với công việc chăm trẻ giờ đây của mình”, anh Dế cười. Tết năm nay, anh Dế vui hơn mọi năm bởi dịp tháng 9/2019 vừa qua anh được bổ nhiệm Phó Hiệu trưởng của Trường Mầm non Quan Thần Sán, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. “Vui, phấn khởi và hạnh phúc bởi thấy những công sức mà mình cố gắng, phấn đấu được đền đáp xứng đáng”, anh Dế nói. Anh cũng được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tặng bằng khen và đã có những thành tích tiêu biểu xuất sắc trong công tác giáo dục mầm non năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019. Anh Dế mừng vì những cống hiến của mình được ghi nhận chứ không nghĩ nhiều đến những thứ khác. “Phụ huynh trên Si Mai Cai chúng tôi rất quý thầy cô giáo và cũng hay tặng quà nhưng chủ yếu là rau, thịt treo hoặc trứng gà,…”. Tết đến gần, điều khiến anh Dế trăn trở là người dân ở địa bàn vùng cao còn rất nhiều khó khăn. Như trường anh dạy, nhiều trẻ có hoàn cảnh nghèo khó, cha mẹ phải đi làm ăn xa. “Tết đến, chẳng mong gì cho mình mà mong sao các học sinh và gia đình có một cái Tết đầm ấm, cuộc sống ấm no hơn để các em đi học luôn đầy đủ”. Thanh Hùng Sáng 16/1, Bộ GD- ĐT tổ chức buổi lễ giao lưu, tôn vinh 127 tấm gương điển hình trong giáo dục mầm non đến từ 63 tỉnh thành trên cả nước.Anh Giàng Seo Dế nổi bật trong số các giáo viên mầm non được tuyên dương. Ảnh: Thanh Hùng Sinh năm 1991, hiện anh Giàng Seo Dế là Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Trường Mầm non Quan Thần Sán, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai. Ảnh: Thanh Hùng Tôn vinh 127 giáo viên mầm non