Bài 3: Khát vọng thịnh vượng
Sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng,ữngvàngtrênđườngđổimớti so bong da c1 cùng với cả nước, tỉnh Bình Dương đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò, vị thế, tiềm lực của tỉnh ngày càng nâng cao. Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện. Đó là nền tảng vững chắc để tỉnh tiếp tục thực hiện các đột phát chiến lược trên cơ sở định hướng của Trung ương nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng tỉnh Bình Dương trở thành đô thị hiện đại, thông minh, văn minh, thịnh vượng.
Trung ương mở đường
Từ một tỉnh thuần nông có xuất phát điểm thấp, song nhờ bám sát và vận dụng một cách linh hoạt chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng vào tình hình cụ thể của địa phương, không ngừng nỗ lực tạo lập và khai thác những tiềm năng, lợi thế, các thế hệ lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã kế thừa những thành quả phát triển của tỉnh Sông Bé, tập trung lãnh đạo hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân đoàn kết một lòng, quyết tâm thực hiện khát vọng xây dựng Bình Dương phát triển nhanh, bền vững, văn minh, giàu mạnh.
Sau hơn một phần tư thế kỷ nỗ lực phấn đấu, tỉnh Bình Dương thật sự đã trở thành một hình mẫu về sự bứt phá phát triển. Ảnh: Q.CHIẾN
Phát biểu tham luận tại hội thảo “Mô hình phát triển của tỉnh Bình Dương trong công cuộc đổi mới đất nước” do Hội đồng Lý luận Trung ương và Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức vào cuối năm 2023, ông Nguyễn Hoàng Thao, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, nhấn mạnh rằng, sau 26 năm (1997-2023) xây dựng và phát triển, Bình Dương đã có nhiều chính sách và giải pháp vượt trội về phát triển kinh tế - xã hội, từ việc kích hoạt đầu tư đến chuyến đổi cơ cấu kinh tế, củng cố, phát triển các doanh nghiệp Nhà nước của tỉnh để giữ vai trò đầu tàu, dẫn dắt trong việc đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp, đột phá phát triển cơ sở hạ tầng, khơi thông nguồn nhân lực trong nước và quốc tế, phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ theo hướng văn minh, hiện đại nhằm giải quyết các vấn đề xã hội…
Có thể khẳng định, sau hơn một phần tư thế kỷ, tỉnh Bình Dương thật sự đã trở thành một hình mẫu về sự bứt phá phát triển. Và như lời của GS-TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phát biểu tại hội thảo, rằng những nỗ lực vượt bậc để vươn lên đó là động lực và là nguồn cảm hứng to lớn, khơi dậy niềm tự hào và khát vọng phát triển không chỉ trong mỗi người dân Bình Dương mà cho nhân dân cả nước về tư duy đột phá, mô hình độc đáo và cách làm sáng tạo của tỉnh trong tiến trình đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới.
Với điều kiện của tỉnh Bình Dương, dự thảo Quy hoạch tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 định hướng tổ chức không gian Bình Dương phát triển trở thành vùng đổi mới sáng tạo, gồm 1 trục phát triển, 2 hành lang sinh thái, 3 vành đai liên kết, 4 phân vùng phát triển. Trong đó, phát triển theo trục Bắc Nam, lấy trục Quốc lộ 13, Bàu Bàng - Mỹ Phước - Tân Vạn, cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành, đường sắt Dĩ An - Lộc Ninh, đường sắt đô thị Suối Tiên - Bàu Bàng... làm trục li ên kết, phát triển trục đô thị - công nghiệp - dịch vụ theo từng phân đoạn… |
Những thành quả tỉnh Bình Dương đạt được trong hơn 1/4 thế kỷ là biểu hiện sinh động trong việc hiện thực hóa đường lối đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Con đường đi đến thịnh vượng càng rộng mở khi vào đầu tháng 10 năm 2022, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 24 về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam bộ. Và, tại hội nghị toàn quốc ngày 23-10-2022 về quán triệt, triển khai Nghị quyết số 24-NQ/ TW, Bộ Chính trị nhấn mạnh về việc cần phải đổi mới mạnh mẽ, năng động, sáng tạo, có tính đột phá trong việc xây dựng và phát triển vùng Đông Nam bộ nói chung và 6 tỉnh, thành trong vùng nói riêng, nhằm phấn đấu đến năm 2030: “Đông Nam bộ trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực. Đi đầu trong đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Phát triển nhanh hệ thống đô thị thông minh và hiện đại. Cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông kết nối nội vùng, liên vùng và khu vực; đầu mối giao thương, hội nhập khu vực và thế giới”.
Bình Dương tiếp bước
Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định tỉnh Bình Dương thuộc 2 tiểu vùng cực phát triển, bao gồm: Khu vực phía nam của tỉnh (TP.Thủ Dầu Một, TP.Thuận An, TP.Dĩ An) thuộc tiểu vùng trung tâm với vai trò là trung tâm phát triển của vùng Đông Nam bộ; khu vực phía bắc của tỉnh (các huyện Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo) thuộc tiểu vùng phía bắc với vai trò là khu phát triển kinh tế cửa khẩu, kho vận, mở rộng không gian phát triển công nghiệp cho vùng; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, trồng cây công nghiệp, có vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn nước, hệ sinh thái rừng và đa dạng sinh học…
Để thực hiện những định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết 24, tỉnh Bình Dương đã tập trung chỉ đạo, quán triệt sâu sắc về nhận thức, vai trò, trách nhiệm đến toàn thể hệ thống chính trị, chính quyền các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh và được cụ thể hóa tại Chương trình số 113-CTr/ TU ngày 22-3-2023 của Tỉnh ủy Bình Dương về việc triển khai Nghị quyết số 24 NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Trong đó, tỉnh xác định rõ mục tiêu tổng quát và cụ thể đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, như: Phấn đấu đến năm 2030, Bình Dương cơ bản trở thành một thành phố thông minh, đạt các tiêu chí trở thành đô thị loại I, trực thuộc Trung ương, là đô thị hiện đại, đáng sống, văn minh, nghĩa tình; cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông kết nối nội vùng, liên vùng, trở thành đầu mối giao thương, hội nhập khu vực và thế giới; đổi mới căn bản mô hình tăng trưởng, tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, nhất là phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao theo hướng trở thành các trung tâm tài chính, trung tâm thương mại, trung tâm giáo dục, trung tâm chăm sóc sức khỏe tầm cỡ khu vực và thế giới, cùng các dịch vụ khác…
Đồng chí Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh gặp gỡ với 54 bí thư chi bộ trên địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, ngày 30-1-2024. Ảnh: QUỐC CHIẾN
Cùng với đó, Bình Dương đẩy mạnh phát triển công nghiệp thế hệ mới, hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành, khu công nghiệp khoa học công nghệ, công nghiệp xanh, công nghiệp tuần hoàn, công nghiệp 4.0, tạo lập một vành đai công nghiệp; xây dựng chính quyền số, xã hội số, kinh tế số, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục - đào tạo, y tế phát triển thuộc nhóm các địa phương đứng đầu cả nước. Quốc phòng - an ninh, chính trị được bảo đảm vững chắc; tổ chức Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tăng trưởng bình quân đạt khoảng 9 - 10%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt từ 15.000 - 16.000 đô la Mỹ; kinh tế số đóng góp khoảng 30 - 35% vào GRDP.
Trong tầm nhìn đến năm 2045, Bình Dương phấn đấu trở thành địa phương có cơ cấu kinh tế hiện đại; là một bộ phận quan trọng trong trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và là một trong những trung tâm tài chính của khu vực; kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ...
TRÍ DŨNG