Giáo viên,ôngdạyriêngchữPThiếusóthaythựctếti so bong chuyen là những người đã quen với SGK mới trong hai năm qua và đã trải qua hàng chục năm dạy SGK cũ, nhìn nhận thế nào về việc này?
Bài dạy chữ 'p - ph' của SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều |
Ông Lê Ngọc Điệp, Nguyên trưởng Phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT TP.HCM), cho rằng việc SGK Tiếng Việt 1 của bộ 'Kết nối tri thức với cuộc sống không dạy riêng chữ ‘P’ là mang tính thực tế.
‘Chữ ‘P’ trong hệ thống phụ âm Tiếng Việt không kết hợp với nguyên âm để tao thành âm tiết mà phải ghép âm ‘H’ để tạo ra phụ âm “PH’. Điều này tương tự như ‘Q’ không bao giờ đứng một mình mà phải là ‘Qu’.
Do vậy, tôi cho rằng dạy học sinh như thế cũng là hợp lý dù không theo thông lệ của bảng chữ cái” – ông Điệp chia sẻ quan điểm.
Ông Điệp cũng cho hay chữ P không phải ngoại lai. “Nó là bảng chữ cái theo mẫu tự la tinh. Thí dụ như bảng chữ cái của Pháp có chữ ‘H’ nhưng trong chữ viết thì là ‘H’ câm”.
Còn trường hợp phiên âm các tên dân tộc, theo ông Điệp, lại thuộc lĩnh vực khác trong liên quan đến ngữ âm Tiếng Việt. Đó là phiên âm không theo thông lệ mà theo thực tế.
Bài dạy chữ 'p - ph' của SGK Tiếng Việt 1 bộ Chân trời sáng tạo |
Trong khi đó, cô Lê Thị Nếp - giáo viên Trường TH&THCS Bắc Sơn (Thái Bình) lại nhìn nhận việc không dạy chữ ‘P’ thành một bài độc lập giống như các chữ cái khác là một thiếu sót, bởi trong bảng chữ cái có sự hiện diện của chữ ‘P’.
“Mặc dù trong thực tế cuộc sống có rất ít từ Tiếng Việt có thể kết hợp được với chữ ‘P’ đi rời, nhưng không thể nói là không có, ví dụ như pin, quả pao, Pác Bó.
Càng không thể nói những từ có chữ ‘P’ đứng trước các nguyên âm là từ ngoại lại, bởi không ít địa danh, tên người ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Việt Nam có cấu trúc tương tự như thế. Cho nên, không thể coi những từ như “Pa Ủ, Nậm Pồ,…” là tiếng nước ngoài được” – cô Nếp bày tỏ.
Bài dạy chữ 'p - ph' của SGK Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống |
Theo cô Nếp, cũng tương tự như trường hợp của ‘P’ là chữ ‘Q’, dù không ghép được với âm nào để tạo thành tiếng, ngoại trừ đi cùng ‘U’ để tạo thành vần ‘QU’ nhưng không thể nói vì “không gặp”, “không cần thiết” mà không dạy cho học sinh.
“Học sinh lớp 1 giống như một tờ giấy trắng. Nếu giáo viên không dạy, các em cũng sẽ không biết. Gặp những văn bản hoặc sách báo có ‘P’ hay ‘Q’ các em cũng sẽ không đọc được. Do đó, giáo viên vẫn phải dạy để học sinh nắm được.
Thực tế, trong các bài giảng của mình, tôi vẫn thường phải dạy các em rất kỹ chữ ‘P’, ‘Q’ trước khi phát triển thành ‘PH’, ‘QH’. Trong một số sách giáo khoa hiện nay vẫn phân tách ‘P’ – ‘PH’, ‘Q’ – ‘QU’ thành các bài độc lập”.
Một giáo viên lớp 1 ở Hà Nội cho biết trong bộ SGK chị đang dạy dù chữ ‘P’ không đứng riêng một bài nhưng vẫn có mặt và vẫn được giáo viên dạy cho học sinh.
“Không có chữ đấy sao ra chữ ‘PH” – ‘phở’ được. Nói chung trong SGK vẫn đủ 29 chữ cái. Chữ ‘P’ ghép với ‘H’ ra ‘PH’, và học sinh vẫn đọc được “tiếng còi xe pip píp”.
Có thể tác giả SGK cho rằng chữ ‘P’ ít đứng riêng nên không dạy bài riêng, nhưng cái gì cũng liên quan đến nhau. Học sinh phải gọi được tên chữ đó ra. Cũng như âm ‘Q’ cũng thế, hay ‘Ă-Â’ cũng dạy kèm, nhưng không phải không dạy” – giáo viên này khẳng định.
Bài dạy chữ 'p - ph' của SGK Tiếng Việt 1 bộ Cùng học để phát triển năng lực |
So sánh với SGK cũ và các bộ sách giáo khoa khác, một giáo viên ở TP.HCM nhận xét một bài vẫn bao gồm hai âm tách biệt “P – PH”, “Q – QH” hoặc “T – TH”.
Giáo viên này chỉ ra trong bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống”, chữ ‘P’ không được nêu tách biệt trong mục lục hoặc trong tiêu đề, nhưng nhóm biên soạn cũng đã đan cài vào trong các bài học.
“Ví dụ, ở tuần đầu tiên, học sinh được làm quen với bảng chữ cái trong đó có chữ ‘P’. Đến bài ‘PH’ ở tuần 6, học sinh lại được giới thiệu về ‘P’ và cách viết; sau đó ‘P’ cũng được nhắc tới trong bài học về các vần, ví dụ bài “in” có từ “đèn pin”.
“Tôi nghĩ rằng, để không gây tranh cãi, nhóm biên soạn có thể giới thiệu chữ ‘P’ một cách độc lập và bình thường ngang bằng với các chữ cái khác thay vì giới thiệu lướt, không được nhấn mạnh” – nhà giáo này đề xuất.
Trong những bộ SGK Tiếng Việt 1 theo Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018, có 2 bộ sách do PGS.TS Bùi Mạnh Hùng làm Tổng chủ biên. Tuy nhiên, cách dạy chữ P trong 2 bộ sách này khác nhau. Ông Hùng phân tích: Trong tiếng Việt, âm P xuất hiện chủ yếu là cuối âm tiết; trong một số trường hợp, xuất hiện đầu âm tiết. "Trước hết, xin nói về việc dạy âm P cuối âm tiết (hiện tượng phổ biến). Qua loạt bài dạy vần ở tập một như ap, ăp, âp (trang 118); op, ôp, ơp (trang 120); ep, êp, ip, up (trang 124),… và những từ như đã nêu ở trên (cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen,…) thì có thể thấy rõ, SGK Tiếng Việt 1, bộ Kết nối, có dạy âm P cuối và dạy nhiều. Còn về việc dạy âm đầu P (pờ), tất cả các bộ sách Tiếng Việt 1 đều phải đạt được mục tiêu: Học xong lớp 1, HS có khả năng đọc được các từ như đèn pin, Sa Pa, Nậm Pì… Tuy nhiên, các bộ sách có thể có những cách khác nhau. Cách thứ nhất:Dạy âm đầu P (âm pờ) trong bài dạy âm PH (âm phờ). Trước khi học âm PH, các em được luyện đọc âm P, chứ không học âm P riêng và không có từ ứng dụng riêng cho âm đầu P. Cách thứ hai:Dạy âm P riêng và đưa những “từ ứng dụng” như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô để HS tập đọc và phát triển vốn từ". Theo ông Hùng, nhóm tác giả SGK Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống chọn cách thứ nhất, còn nhóm tác giả bộ Chân trời sáng tạo chọn cách thứ hai. |
Phương Chi - Thúy Nga - Lê Huyền
Cùng một Tổng chủ biên với bộ Kết nối tri thức và cuộc sống nhưng sách Tiếng Việt lớp 1 trong bộ Chân trời sáng tạo lại có hẳn một bài dạy về chữ P, đi liền là chữ Ph. Vậy cách dạy của bộ nào mới đúng?