当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

Digital Hero kể chuyện mở email đầu tiên cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt_kết quả giải bóng đá ý

Làm email cho Thủ tướng Võ Văn Kiệt 

Ông Trần Bá Thái,ểchuyệnmởemailđầutiênchoThủtướngVõVănKiệkết quả giải bóng đá ý nguyên giám đốc NetNam, từng được tuần báo Á châu (Asia Week) bình chọn danh hiệu Người hùng kỹ thuật số.Vào những năm 90 của thế kỷ 20, một thuận lợi của  Viện Khoa học Việt Nam là nhiều cán bộ được đào tạo ở Đông Âu và Tây Âu từ trước. Vì vậy, khi đất nước "mở cửa", đơn vị này đã có hợp tác quốc tế mạnh mẽ nhất trong lúc các ngành khác bị hạn chế.  Lợi thế đó dẫn đến "cơ duyên" đưa ông Thái trở thành người tiên phong nghiên cứu về Internet tại Việt Nam.

Năm 1991, NetNam đã được thử nghiệm Internet với một trường đại học của Đức. Ông Thái tiến hành những bước đầu tiên xây dựng hạ tầng Internet và thử nghiệm các công nghệ cơ bản. Lúc đó, chưa có tên miền Việt Nam nhưng đã phải thử nghiệm email trên máy chủ của trường đại học Đức, dựa trên công nghệ nền của Unix (thực chất là công nghệ của Internet sau này).

Vì chưa có modem như bây giờ nên việc kết nối Internet tốc độ rất chậm, chỉ khoảng 600 - 1200bit/s (tương đương với 1.2 Kbps). Khi thử nghiệm với Đức, vẫn chưa làm được dự án Internet do không có ngân sách.

Ông Trần Bá Thái, nguyên giám đốc Netnam - người từng được tuần báo Á châu (Asia Week) bình chọn danh hiệu Người hùng kỹ thuật số. Ảnh Thái Khang 

Đến năm 1992, ông Thái kết nối với một nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Quốc gia Úc nên việc thử nghiệm được khởi động lại. Email đầu tiên với một người Úc chưa gặp mặt mà chỉ nói chuyện qua điện thoại. Người này nói tiếng Anh - Úc hơi khó nghe nên việc trao đổi chuyển qua bằng fax, ông Thái phải chạy ra Bưu điện Hùng Vương để gửi fax - lúc đó giá cước rất đắt.

“Chúng tôi tập trung tạo account và thử nghiệm với tên miền của Úc vì Việt Nam chưa đăng ký. Địa chỉ email đầu tiên là [email protected]. Cùng thời gian đó, chúng tôi đã tạo địa chỉ email cho một số người sử dụng. Nhưng mỗi lần nhận được email gửi tới cho những người này, chúng tôi phải in ra mang đến tận nơi cho họ vì thời đó rất ít người có modem để nối mạng. Một điều thú vị là nhóm người thử nghiệm email đầu tiên tại Việt Nam lại là những người liên quan đến xã hội và có nhu cầu giao lưu quốc tế chứ không phải là các nhà khoa học tự nhiên”, ông Thái nhớ lại.

Đến tháng 4/1994, GS Đặng Hữu - lúc ấy làm Bộ trưởng Bộ KHCN & Môi trường - đã giao cho ông Thái thiết lập email phục vụ cho chuyến viếng thăm của Thủ tướng Úc.

GS Đặng Hữu ký quyết định cho nhóm chuyên gia của Viện CNTT  mượn hẳn chiếc Volga phục vụ cho việc đi lại tiến hành thiết lập email nhưng nhóm không nhận bất cứ hỗ trợ gì ngoài sự cho phép mở hệ thống email. Ông Thái đã bỏ tiền túi mua một chiếc laptop cũ đơn mầu (đen trắng) nặng khoảng 3-4 kg của một Việt kiều ở Mỹ mang về.

Ở thời điểm đó, Internet vẫn là chuyện "tranh tối, tranh sáng" nên để có tên miền Việt Nam (.VN), GS Trần Văn Đắc của Bộ KHCN&Môi trường đã phải ký công văn nhưng không đóng dấu rồi fax sang APNIC để đăng ký tên miền cho một chủ thể duy nhất. Sau khi có địa chỉ tên miền, ông Thái mới tạo lập email server đầu tiên có tên miền Việt Nam.

“Chúng tôi chưa có kinh nghiệm về tên miền nên lấy địa chỉ email của Thủ tướng là [email protected]. Trước đó, chúng tôi đã trao đổi với Ban thư ký của Thủ tướng, tìm ra một cái tên "badinh" chung chung và có hình ảnh nơi làm việc của Chính phủ. Địa chỉ [email protected] cũng được thử nhưng bị lạc thư nên đành phải chuyển lại địa chỉ [email protected]”, ông Thái kể.

Quá trình thử email rất phức tạp, phải thử cả với nhóm thư ký của Thủ tướng Thụy Điển. Khi nối xong, bắt đầu nhận email thì đúng dịp lễ Phục sinh nên nhóm thư ký này nghỉ lễ. Liệu tiến độ công việc không biết có kịp cho hai nguyên thủ quốc gia "gặp nhau" qua email trước khi chính thức gặp mặt hay không? Sau lễ Phục sinh, Thủ tướng Thụy Điển sẽ thăm Việt Nam và như vậy việc chuẩn bị thiết lập thư điện tử xem như "phá sản".

Thế nhưng, điều tưởng là "sự cố" thì hóa ra lại thuận lợi, bởi nhóm thư ký vẫn làm việc ở nhà. Ngay sau đó, tiếp tục diễn ra việc thử nghiệm gửi và nhận email rồi cài thẳng phần mềm nhận thư vào máy laptop của Ban thư ký Thủ tướng Võ Văn Kiệt. 

Nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt cho chủ trương mở Internet

Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Mai Liêm Trực cho biết, mở cửa thị trường viễn thông là chủ trương chung đã có từ năm 1995 của Chính phủ mà hồi đó ông Võ Văn Kiệt làm Thủ tướng. Suốt 2 năm triển khai chủ trương này rất khó khăn, nhưng Tổng cục Bưu điện lúc bấy giờ rất quyết tâm thực hiện.

Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Mai Liêm Trực. Ảnh: Mạnh Hưng.

Thời điểm đó, ý kiến phản đối đưa Internet vào Việt Nam cũng có nhưng không nhiều. Tuy nhiên lại lắm ý kiến lo ngại, kể cả ở lãnh đạo cấp cao. Ai cũng nghĩ rằng Internet sẽ vào Việt Nam, nhưng có điều đưa sớm hơn hoặc chậm hơn mà thôi. Vì vậy, vấn đề là liệu chúng ta có mất cơ hội lần nữa hay không. Lúc đó, những người đứng đầu ngành bưu điện cảm nhận Internet sẽ vào Việt Nam nhưng có nguy cơ chậm và nếu cho mở sẽ bị nhiều yếu tố hạn chế ảnh hưởng đến tốc độ phát triển. Vì vậy, phải thuyết phục mở càng sớm càng tốt.

Ông Mai Liêm Trực nhớ lại: “Vào những giờ chót thuyết phục cho mở Internet ở cấp cao nhất là Thường vụ Bộ Chính trị và Thủ tướng đã đặt ra câu hỏi nếu mở Internet ra có chặn được hết những thông tin độc hại hay không? Lúc đó, tôi đứng lên báo cáo đã có văn bản và thông tư liên tịch giữa các bộ như Tổng cục Bưu điện, Bộ Công an và Bộ Văn hóa Thông tin rất chặt chẽ, nhưng trong triển khai do điều kiện kỹ thuật nghiệp vụ không thể nào chặn được hết. Tuy nhiên, chúng ta sẽ hạn chế được đến mức thấp nhất các thông tin độc hại của Internet. Đến năm 1997 thì chính thức mở Internet tại Việt Nam".

Phát hành bộ tem đặc biệt kỷ niệm 100 năm ngày sinh Thủ tướng Võ Văn KiệtBộ tem đặc biệt nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt được phát hành từ ngày 22/11.

分享到: