您的当前位置:首页 >Cúp C2 >Ông ‘Tiến sĩ lúa’ và chuyện cuốn vở chép tay nguyên vẹn cả chữ cùng hình _lịch thi đấu australia a league 正文

Ông ‘Tiến sĩ lúa’ và chuyện cuốn vở chép tay nguyên vẹn cả chữ cùng hình _lịch thi đấu australia a league

时间:2025-01-25 17:38:18 来源:网络整理编辑:Cúp C2

核心提示

Tin thể thao 24H Ông ‘Tiến sĩ lúa’ và chuyện cuốn vở chép tay nguyên vẹn cả chữ cùng hình _lịch thi đấu australia a league

Ngày 19/8/2024,ÔngTiếnsĩlúavàchuyệncuốnvởchéptaynguyênvẹncảchữcùnghình lịch thi đấu australia a league là một ngày đầu thu buồn của những người nông dân, những học trò, những nhà khoa học nông nghiệp Việt Nam và thế giới khi nhận nhận được tin dữ: Anh hùng lao động, Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân đã rời xa chúng ta để trở về cõi vĩnh hằng. 

PGS.TS. Hoàng Văn Phụ (Khoa Quốc tế - Đại học Thái Nguyên) kể rằng, khi còn là sinh viên đại học (1976-1981) đã được nghe thầy giáo của mình kể về GS. Võ Tòng Xuân. Những năm sau giải phóng, đất nước ta thiếu lương thực trầm trọng, nạn rầy nâu hoành hành dữ dội, làm "cháy" hàng trăm ngàn ha lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thậm chí có nhiều người nghĩ, có khi phải "đổi cây lúa bằng cây lương thực khác".

giao su vo tong xuan 3 32.jpg
Giáo sư Võ Tòng Xuân gắn bó với cây lúa. Ảnh: H.X

Trong bối cảnh ấy, thầy Xuân đã đề nghị Viện lúa quốc tế (IRRI) giúp đỡ giống lúa kháng rầy. Chỉ với 5 gam hạt giống IR36 (giống lúa kháng rầy nâu), thầy Xuân đã không quản nắng mưa cùng sinh viên khoa Trồng trọt Trường Đại học Cần Thơ lúc bấy giờ lội ruộng, tách từng nhánh lúa để nhân nhanh giống lúa này cung cấp cho nông dân. Và "màu xanh no ấm" đã trở lại với người dân nơi đây. Thầy Phụ đã thật sự ngưỡng mộ thầy Xuân kể từ ngày ấy. 

Trong ký ức của thầy Phụ, những đóng góp của thầy Võ Tòng Xuân không chỉ góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp của ĐBSCL, mà còn có tác động rất lớn đối với nền nông nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực và mở rộng hợp tác quốc tế của Việt Nam nói chung, trong đó có cả vùng núi phía Bắc.

Người mở đường cho hợp tác quốc tế

Khởi đầu vào năm 1987, khi đất nước vừa bước vào thời kỳ đổi mới, thầy Võ Tòng Xuân đã tìm kiếm nguồn tài trợ để đưa bốn hiệu trưởng của bốn trường Đại học Nông nghiệp Việt Nam đi tham quan ở một số nước Đông Nam Á. 

Là một trong bốn người được đi thăm quan năm đó, thầy Nguyễn Đậu – hiệu trưởng Trường Đại học Nông nghiệp III Bắc Thái (sau này là Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên) trở về có tâm sự với cán bộ của trường như sau: “Tôi có tội với anh em vì trước đây tôi cấm cán bộ học tiếng Anh. Bây giờ tôi sẽ cho mở lớp tiếng Anh ngay trong trường”. Và lúc đó, thầy Đậu bắt đầu tuyển giảng viên về, mở lớp tiếng Anh đầu tiên. Cũng từ đó mở ra cơ hội hợp tác quốc tế cho Trường Đại học Nông nghiệp III Bắc Thái.

Kể từ đó, Trường Đại học Nông lâm đã phát triển hợp tác quốc tế rất mạnh, là trường có hợp tác quốc tế tốt nhất trong Đại học Thái Nguyên và cũng có thể là tốt nhất trong các trường ở miền Bắc Việt Nam lúc bấy giờ. Thời điểm năm 1987, thầy Võ Tòng Xuân và thầy Nguyễn Đậu chưa biết nhiều về nhau. Nhưng nhờ một lời giới thiệu đi thăm quan của thầy Võ Tòng Xuân đã gây ảnh hưởng mạnh mẽ lên tư duy của một người đứng đầu nhà trường.

Một trong những người kế tục thầy Nguyễn Đậu chính là thầy Phụ - người luôn biết ơn, coi thầy Võ Tòng Xuân là ân nhân đã giúp đỡ ông rất nhiều trong sự nghiệp khoa học. Thầy Phụ kể lại, những năm 1980 của thế kỷ trước, cuộc sống rất nhiều khó khăn, sách vở và điều kiện nghiên cứu, làm việc rất thiếu thốn. Vào khoảng tháng 7/1987, thầy Võ Tòng Xuân về thăm trường. Khi thầy Nguyễn Đậu – hiệu trưởng nhà trường dẫn thầy Xuân xuống thăm Tổ nghiên cứu giống lúa của trường (lúc đó thầy Phụ là Phó phòng quản lý khoa học và lao động sản xuất và kiêm tổ trưởng tổ nghiên cứu giống lúa) thì tình cờ thầy Xuân thấy trên bàn làm việc có cuốn vở chép tay rất cẩn thận và tỉ mỉ ghi lại cuốn “Cải tiến giống lúa” của chính GS. Võ Tòng Xuân viết. 

Thầy Xuân liền bảo thầy Đậu tìm ngay người chép cuốn sách này cho thầy gặp. Hóa ra người chép sách chính là thầy Phụ đang lội ruộng cấy thí nghiệm ở ngoài đồng. Chẳng là trong dịp đi chỉ đạo sản xuất năm 1984, thầy Phụ ở nhà ông Hà Nhuận (Chủ nhiệm Hợp tác xã Văn Thụ, Bình Gia, Lạng Sơn) và phát hiện ra cuốn sách đó. Cuốn sách quả thật vô cùng quý với thầy Phụ vì ông đang mò mẫm tìm phương pháp lai tạo, chọn lọc giống lúa chịu rét cho vùng miền núi phía Bắc. 

Thầy Phụ kể: “Cuốn sách này thật vô cùng quý đối với tôi vào lúc đó vì tôi đang mò mẫm tìm phương pháp lai tạo, chọn lọc giống lúa chịu rét”. Khi đó không có máy photocopy nên ông đã mượn để chép lại. Ban ngày đi hướng dẫn nông dân cấy lúa, tối về lại chép sách bên ánh đèn dầu đến tận đêm khuya. Và cuối cùng ông đã chép nguyên vẹn lại cả chữ và hình vẽ của 400 trang sách để lấy làm tư liệu nghiên cứu và giảng dạy. 

Cảm động trước việc này, thầy Xuân có nói rằng: “Thầy thì có quá nhiều sách mà không có thời gian đọc, trong khi các em lại không có sách mà đọc, thầy về sẽ gửi sách cho các em”. Và đúng 3 tuần sau, Tổ nghiên cứu giống lúa nhận được 3 thùng sách thầy Xuân gửi. Vui sướng biết bao nhưng khi mở thùng sách ra thì thầy Phụ cùng đồng nghiệp choáng váng vì toàn sách bằng tiếng Anh, trong khi ông và đồng nghiệp lại chỉ học tiếng Nga.

Chính vì điều này đã thôi thúc thầy Phụ học tiếng Anh, bởi chỉ có ngoại ngữ mới có thể tạo ra bước đột phá trong quá trình tiếp thu tri thức, mở cửa hội nhập. Qua rất nhiều cố gắng, năm 1991, thầy Phụ được thầy Xuân giới thiệu nhận học bổng Thạc sĩ về Hệ thống nông nghiệp tại Đại học Chiang Mai – Thái Lan, đây là 1 trong 9 học bổng – con số ít ỏi để xây dựng Mạng lưới hệ thống canh tác Việt Nam. 

Năm 1995, thầy Xuân lại giới thiệu ông nhận học bổng học tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Philippines. Nhớ lại thời kỳ này, thày Phụ xúc động kể: Vào khoảng tháng 8 năm 1990, tiếng Anh của thầy Phụ vô cùng yếu nên không biết làm hồ sơ xin học bổng thế nào. Thầy Xuân đang họp Quốc hội ở 37 phố Hùng Vương đã hẹn thầy Phụ xuống Hà Nội gặp thầy. Sau khi họp xong thầy Xuân xuống quán cafe giúp thầy Phụ khai vào đơn xin học (Application form) để học Thạc sĩ ở Thái Lan. Hôm đó, mẹ thầy Phụ cũng đi theo, gặp thầy Xuân bà có nói: "Bố cháu mất sớm, tôi là đàn bà, nông dân không biết chữ, chỉ biết đẻ ra cháu và nuôi cháu lớn lên, còn học hành sự nghiệp của nó tôi nhờ cậy ở ông giúp cháu". Kỷ niệm này không bao giờ phai mờ trong ký ức của thầy Phụ.

gs vo tong xuan.jpg
PGS.TS Hoàng Văn Phụ chụp cùng GS.TS Võ Tòng Xuân ngày 21/12/2023 tại Hà Nội.

“Cha đẻ” của hệ thống nông nghiệp

Tuy được nhiều người biết đến qua những đóng góp đối với nền nông nghiệp của ĐBSCL nhưng GS.TS Võ Tòng Xuân cũng góp phần làm thay đổi diện mạo nông nghiệp của vùng núi phía Bắc nước ta. Thầy Hoàng Văn Phụ - người gắn bó cả cuộc đời với nông nghiệp miền núi phía Bắc đã kể lại, chính thầy Võ Tòng Xuân là người thành lập Mạng lưới hệ thống canh tác Việt Nam (sau này gọi là Hệ thống nông nghiệp). Hệ thống đó được áp dụng trên cả nước, nhưng ở mỗi vùng miền lại có một đặc trưng riêng. Đối với khu vực trung du, miền núi phía Bắc thì đó là Hệ thống canh tác trên đất dốc bền vững. 

Khoảng những năm 1990 của thế kỷ trước là thời gian thành lập hệ thống canh tác này. Trước đó, người nông dân chỉ sản xuất theo phương pháp truyền thống là phát nương làm rẫy khiến năng suất không cao mà còn ảnh hưởng nhiều đến môi trường, tăng nguy cơ phá rừng làm xói mòn, sạt lở đất.

Khi Hệ thống canh tác trên đất dốc bền vững với các mô hình SALT-1, 2, 3 ra đời, nông nghiệp vùng này từ thế độc canh chuyển sang đa canh với các loại cây nông nghiệp, cây công nghiệp, cây cải tạo đất, làm đường băng chống xói mòn đất và kết hợp với chăn nuôi và rừng. Hiệu quả của hệ thống này đến rất nhanh khi giúp giữ nước, giữ đất, tăng năng suất cây trồng ổn định và làm đa dạng sản phẩm gồm cây lương thực thực phẩm, cây công nghiệp, cây dược liệu kết hợp với cây thức ăn gia súc để phát triển chăn nuôi, tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân. 

Hệ thống canh tác ban đầu chỉ tập trung sản xuất để tăng sản lượng vì người nông dân những năm đó đang thiếu lương thực. Sau khi người nông dân có cái ăn rồi thì người ta thấy rằng, trong nông nghiệp còn nhiều vấn đề khác chứ không chỉ là sản xuất. Đó còn là các vấn đề xã hội, y tế, giáo dục... Từ đó, mô hình  khuyến nông ra đời, làm thay đổi tư duy nhận thức từ "Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật" của cán bộ lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật và người nông dân sang "Phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn bền vững". Chính những thay đổi đó đã thay đổi hoàn toàn diện mạo nền nông nghiệp của vùng Trung du, miền núi phía Bắc.

Thầy Hoàng Văn Phụ cho rằng, không hề nói quá khi nói thầy Võ Tòng Xuân là cha đẻ của Hệ thống nông nghiệp của Việt Nam. Hệ thống được thực hiện trên cả nước và vẫn áp dụng cho đến ngày hôm nay.

Là người gắn bó với nông nghiệp Vùng trung du, miền núi phía Bắc, thầy Hoàng Văn Phụ khẳng định, những đóng góp của thầy Võ Tòng Xuân đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn cả nước là rất to lớn. Thầy Võ Tòng Xuân là người đã mở cửa, đưa chuyên gia, đưa các chương trình dự án, giao lưu hợp tác quốc tế và đóng góp các dự án cho phát triển nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn. Đó là người đã đặt nền móng cho hợp tác quốc tế, thay đổi đào tạo nguồn nhân lực và nền nông nghiệp của vùng núi phía Bắc này.

GS Võ Tòng Xuân: Nghị quyết 120 tháo 'vòng kim cô' cho người nông dân

“Nhiều người gọi Nghị quyết 120 là “Nghị quyết vàng”, còn theo tôi, đó là Nghị quyết gỡ 'vòng kim cô' trên đầu người nông dân, giúp nông dân đổi đời” - lời GS Võ Tòng Xuân.