Đi cấp cứu khi cơ thể co cứng như khúc gỗ do vết thương nhỏ trong sinh hoạt_hạng nhất nhật bản

时间:2025-01-12 16:46:35来源:PhongThuyBet作者:La liga

Mới đây,Đicấpcứukhicơthểcocứngnhưkhúcgỗdovếtthươngnhỏtrongsinhhoạhạng nhất nhật bản khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) đã tiếp nhận 10 bệnh nhân bị uốn ván nặng, phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, cứng hàm.

Điển hình như một người đàn ông 66 tuổi (trú tại Hải Dương) nhập viện ngày 27/7. Một tháng trước, bệnh nhân bị gai đâm vào chân và tự xử lý tại nhà, không tiêm phòng uốn ván. Khi có biểu hiện cứng hàm, khó nuốt, nam bệnh nhân mới nhập viện điều trị. 

Trường hợp thứ hai là người đàn ông 64 tuổi (trú tại Thái Bình) có bệnh nền tăng huyết áp và suy tim. Khoảng 7 ngày trước khi vào viện, bệnh nhân bị vết thương ở cẳng tay phải do sinh hoạt. Sau 3 ngày, hàm bắt đầu cứng và khó nuốt. Thời điểm vào viện cấp cứu, nam bệnh nhân trong tình trạng co cứng toàn thân, phải đặt ống thở máy và bị tụt huyết áp.

benh nhâ n.png
Một bệnh nhân phải thở máy do mắc uốn ván. Ảnh: BVCC.

Trường hợp thứ ba là bệnh nhân nam tên T. (44 tuổi, quê Thanh Hóa) bị đinh đâm vào chân 2 tuần trước. Bệnh nhân không tiêm phòng uốn ván và tự vệ sinh tại nhà. Trước khi nhập viện 3 ngày, bệnh nhân có biểu hiện cứng hàm, khó há miệng, ăn uống và co cứng cơ toàn thân, phải nhập viện điều trị.

Trường hợp thứ tư là nam bệnh nhân H. (65 tuổi, ở Bắc Ninh) nhập viện ngày 27/6. Bệnh nhân có tiền sử đái tháo đường và tăng huyết áp. 8 ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân bị mảnh gỗ đâm vào ngón tay phải và tự xử lý bằng nước và băng keo cá nhân, vết thương mưng mủ. Bệnh nhân đi khám tại cơ sở y tế trong tình trạng khó há miệng, cứng hàm sau đó được giới thiệu lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đớt Trung ương vì nghi mắc uốn ván. Các bác sĩ khoa Cấp cứu nhanh chóng đặt ống nội khí quản cấp cứu, sử dụng nhiều loại thuốc an thần giảm đau, giãn cơ để kiểm soát cơn co giật cho người bệnh.

Bác sĩ Nguyễn Đức Minh, Khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết người mắc bệnh uốn ván thường có biểu hiện ban đầu là cứng hàm và khó há miệng, sau đó lan xuống các cơ khiến bệnh nhân không thể đi lại được. Trong trường hợp nặng, bệnh có thể dẫn đến co giật cứng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy hô hấp và nhanh chóng tử vong do ngực bị chẹn cứng, gãy xương, đứt cơ. 

Thời gian ủ bệnh uốn ván có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng. Vì vậy người dân cần chú ý đến việc tiêm phòng uốn ván, đặc biệt khi bị các vết thương hở. Việc tự xử lý vết thương tại nhà có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng và nguy hiểm đến tính mạng. 

Để phòng ngừa uốn ván người dân cần lưu ý:

- Xử lý vết thương đúng cách: Khi mới có vết thương dù lớn hay nhỏ, cần rửa ngay dưới vòi nước sạch để đẩy chất bẩn ra ngoài, làm sạch vết thương. Nếu vết thương chảy máu và dính nhiều bùn, đất, cát nên dùng oxy già để sát khuẩn, đẩy các hạt bụi, cát bẩn ra và cầm máu. Tiếp theo là rửa lại vết thương bằng xà phòng rồi lau khô.

- Với vết thương có dị vật, cần rửa tay sạch rồi lấy dị vật ra, băng bó vết thương và thay băng hàng ngày. Nếu dị vật to hoặc nằm sâu, nên đến cơ sở y tế xử lý dị vật.

- Nếu vết thương xuất hiện những dấu hiệu, đau tăng dần, phù nề, sưng phồng, đỏ vùng da quanh vết thương, có dịch nhầy từ vết thương, vết thương bốc mùi khó chịu, hạch sưng, vết thương lâu lành hoặc không lành, người bệnh cần đến ngay bệnh viện. Tuyệt đối không tự chữa bằng các phương pháp dân gian như đắp thuốc, rắc thuốc bột...

- Tiêm huyết thanh phòng uốn ván, thực hiện càng sớm càng tốt, thời gian tốt nhất là trong vòng 24 giờ kể từ khi bị chấn thương để phòng ngừa vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Người đàn ông phải đi cấp cứu vì cơ thể bỗng cứng như khúc gỗNgười đàn ông ở Hòa Bình nhập viện cấp cứu trong tình trạng gồng cứng toàn thân, suy hô hấp, sắp ngừng thở.
相关内容
推荐内容