Thủ lĩnh nổi dậy ở Syria là ai?_kết quả ngoại hạng anh tối hôm qua
Trong các thông cáo chính thức được ban hành kể từ hôm 5/12, trước khi chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ, ông Jawlani đã từ bỏ hoàn toàn biệt danh gắn liền với quá khứ cực đoan của mình và sử dụng tên thật Ahmed al-Sharaa.
Động thái này là một phần trong nỗ lực của Jawlani nhằm củng cố tính hợp pháp của mình trong bối cảnh mới, khi liên minh do HTS dẫn đầu tuyên bố chiếm được thủ đô Damascus của Syria, củng cố quyền kiểm soát đối với phần lớn đất nước, chính thức lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad.
Sự thay đổi của ông Jawlani không phải là gần đây mà đã được thực hiện qua nhiều năm, thể hiện không chỉ qua những tuyên bố trước công chúng và cuộc phỏng vấn với các phương tiện truyền thông quốc tế mà còn qua ngoại hình ngày càng thay đổi của ông này.
Trước đây, ông mặc trang phục chiến binh thánh chiến truyền thống, nhưng trong những năm qua đã chuyển sang phong cách phương Tây hơn. Bây giờ, khi chỉ huy cuộc tấn công, ông đã mặc quân phục, tượng trưng cho vai trò là chỉ huy của phòng tác chiến.
Nhưng Jawlani - hay Ahmed al-Sharaa - là ai và vì sao thay đổi và đã thay đổi như thế nào?
Mối liên hệ với IS và Iraq
Cuộc phỏng vấn củaPBSnăm 2021 với Jawlani cho thấy ông này sinh năm 1982 tại Ả Rập Xê Út, nơi cha ông làm kỹ sư dầu mỏ cho đến năm 1989. Vào năm đó, gia đình Jawlani trở về Syria, nơi ông lớn lên và sống tại khu phố Mezzeh của Damascus.
Hành trình trở thành chiến binh thánh chiến của ông Jawlani bắt đầu ở Iraq, có liên hệ với Al-Qaeda thông qua tổ chức tiền thân của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Iraq và sau đó là Nhà nước Hồi giáo Iraq (ISI).
Năm 2003, Jawlani tham gia thánh chiến với các chiến binh nước ngoài khác ở Iraq và vào năm 2005 bị giam giữ tại Trại Bucca, nơi Jawlani tăng cường mối liên hệ thánh chiến và sau đó được giới thiệu với Abu Bakr al-Baghdadi, một học giả trầm tính sau này trở thành thủ lĩnh IS.
Sự nổi lên của Jawlani tăng lên khi Baghdadi cử ông này đến Syria để thành lập một chi nhánh của al-Qaeda có tên là Mặt trận Nusra, một phe phái bí mật có liên hệ với ISI. Đến năm 2012, Mặt trận al-Nusra đã trở thành lực lượng chiến đấu nổi bật của Syria, che giấu mối quan hệ với IS và al-Qaeda.
Căng thẳng nổ ra vào năm 2013 khi nhóm của Baghdadi ở Iraq đơn phương tuyên bố sáp nhập hai nhóm (ISI và Nusra), tuyên bố thành lập Nhà nước Hồi giáo Iraq và Levant (ISIL hoặc ISIS) và lần đầu tiên công khai tiết lộ mối liên hệ giữa các nhóm.
Jawlani phản đối vì ông muốn tách nhóm của mình khỏi các chiến thuật bạo lực của ISI, dẫn đến sự chia rẽ. Để thoát khỏi tình hình khó khăn đó, Jawlani đã tuyên thệ trung thành với Al-Qaeda, biến Mặt trận Nusra thành chi nhánh của tổ chức này tại Syria.
Ngay từ đầu, Jawlani ưu tiên giành được sự ủng hộ của Syria, tránh xa sự tàn bạo của IS và nhấn mạnh cách tiếp cận thực tế hơn đối với cuộc thánh chiến.
Tham gia Al-Qaeda
Vào tháng 4/2013, Mặt trận al-Nusra trở thành chi nhánh của Al-Qaeda tại Syria, khiến tổ chức này đối đầu với IS.
Trong khi Jawlani một phần là nỗ lực duy trì sự ủng hộ của người dân địa phương và tránh gây mất lòng dân Syria và phe nổi dậy, mối liên hệ với Al-Qaeda cuối cùng lại không mang lại nhiều lợi ích cho nỗ lực này.
Thách thức cấp bách đã xuất hiện vào năm 2015 khi Nusra và các phe phái khác chiếm được tỉnh Idlib, buộc họ phải hợp tác trong việc quản lý tỉnh này. Năm 2016, Jawlani cắt đứt quan hệ với Al-Qaeda, đổi tên nhóm này thành Jabhat Fatah al-Sham và sau đó là Hayat Tahrir al-Sham (HTS) vào năm 2017.
Al-Qaeda cáo buộc Jawlani phản bội và rồi tự thành lập Hurras al-Din, một chi nhánh mới của Al-Qaeda tại Syria nhưng sau đó bị HTS tiêu diệt vào năm 2020. Tuy nhiên, các thành viên của Hurras al-Din vẫn thận trọng hiện diện trong khu vực.
HTS cũng nhắm vào các chiến binh IS và chiến binh nước ngoài ở Idlib, phá hủy mạng lưới của họ và buộc một số thành viên phải trải qua các chương trình "phi cực đoan hóa". Những động thái này, được biện minh là nỗ lực thống nhất các lực lượng nổi dậy và giảm xung đột nội bộ, báo hiệu chiến lược của Jawlani nhằm đưa HTS trở thành lực lượng thống trị và có khả năng chính trị ở Syria.
Bất chấp sự chia rẽ công khai khỏi Al-Qaeda và đổi tên, HTS vẫn tiếp tục bị Liên hợp quốc, Mỹ, Anh và các quốc gia khác chỉ định là một tổ chức khủng bố, và Washington vẫn duy trì phần thưởng 10 triệu USD cho việc cung cấp thông tin về nơi ở của Jawlani. Các cường quốc phương Tây coi sự chia rẽ này chỉ là vỏ bọc.
Năm 2021, ông đã có cuộc phỏng vấn đầu tiên với một nhà báo người Mỹ trên PBS. Mặc áo khoác blazer, với mái tóc ngắn vuốt ngược ra sau, thủ lĩnh HTS giờ đây nói năng nhẹ nhàng hơn, cho biết nhóm của ông không gây ra mối đe dọa nào cho phương Tây và các lệnh trừng phạt áp đặt đối với nhóm này là bất công.
Thành lập một "chính phủ" ở Idlib
Dưới thời Jawlani, HTS trở thành lực lượng thống trị ở Idlib, thành trì nổi dậy lớn nhất ở phía tây bắc Syria và là nơi sinh sống của khoảng 4 triệu người, nhiều người trong số họ là những người phải di dời từ các tỉnh khác của Syria.
Để giải quyết mối lo ngại về một nhóm phiến quân đang cai trị khu vực, HTS đã thành lập một mặt trận dân sự, được gọi là "Chính phủ Cứu rỗi Syria" (SG) vào năm 2017 với tư cách là nhánh chính trị và hành chính của mình.
SG hoạt động như một nhà nước, với một thủ tướng, các bộ và sở ban ngành địa phương giám sát các lĩnh vực như giáo dục, y tế và tái thiết, trong khi vẫn duy trì một hội đồng tôn giáo theo luật Sharia hay luật Hồi giáo.
Để định hình lại hình ảnh của mình, Jawlani đã tích cực giao lưu với người dân, đến thăm các trại tị nạn, tham dự các sự kiện và giám sát các nỗ lực cứu trợ, đặc biệt là trong các cuộc khủng hoảng như trận động đất năm 2023. HTS nhấn mạnh những thành tựu về quản trị và cơ sở hạ tầng để hợp pháp hóa việc nắm quyền của mình và chứng minh khả năng mang đến sự ổn định.
Những nỗ lực của Jawlani ở Idlib phản ánh chiến lược rộng hơn của ông này nhằm chứng minh khả năng không chỉ tiến hành nổi dậy mà còn quản lý hiệu quả.
Bằng cách ưu tiên sự ổn định, dịch vụ công và tái thiết, ông muốn thể hiện Idlib là một mô hình thành công dưới sự cai trị của HTS, tăng cường cả tính hợp pháp của nhóm mình và tham vọng chính trị của riêng ông. Dưới sự dẫn dắt của Jawlani, HTS đã đánh bại và cô lập các phe phái chiến binh khác, cả thánh chiến và phiến quân, trong nỗ lực củng cố quyền lực và thống trị quyền lực.
Thử thách lớn nhất
Trong hơn 1 năm trước khi dẫn đến cuộc tấn công của liên minh nổi dậy do HTS cầm đầu vào ngày 27/11, ông Jawlani đã phải đối mặt với các cuộc biểu tình ở Idlib từ những người theo chủ nghĩa Hồi giáo cứng rắn cũng như các nhà hoạt động Syria.
Những người chỉ trích so sánh chế độ cai trị của Jawlani với chính phủ Tổng thống Assad, cáo buộc HTS là độc đoán, đàn áp những người bất đồng chính kiến và bịt miệng những người chỉ trích.
Họ còn cáo buộc rằng HTS cố tình tránh giao tranh có ý nghĩa với lực lượng chính phủ và các chiến binh thánh chiến cùng chiến binh nước ngoài ở Idlib để ngăn họ tham gia vào các hành động như vậy, tất cả chỉ nhằm xoa dịu các thế lực quốc tế. Ngay cả trong cuộc tấn công mới nhất, các nhà hoạt động vẫn liên tục thúc giục HTS thả những cá nhân bị giam giữ bất hợp pháp ở Idlib.
Để đáp lại những lời chỉ trích này, HTS đã khởi xướng một số cải cách trong năm qua. Họ đã giải tán hoặc đổi tên một lực lượng an ninh gây tranh cãi bị cáo buộc vi phạm nhân quyền và thành lập một "Sở Khiếu nại" để cho phép công dân nộp đơn khiếu nại chống lại nhóm này. Những người chỉ trích cho rằng những biện pháp này chỉ là một màn trình diễn để kiềm chế làn sóng phản đối.
HTS và nhánh dân sự SG cố gắng thể hiện hình ảnh hiện đại, ôn hòa để giành được sự ủng hộ của cả người dân địa phương và cộng đồng quốc tế, đồng thời vẫn duy trì bản sắc Hồi giáo của mình để thỏa mãn những người theo đường lối cứng rắn trong các khu vực do quân nổi dậy kiểm soát và trong hàng ngũ của HTS.
Ví dụ, vào tháng 12/2023, HTS và SG đã phải đối mặt với phản ứng dữ dội sau khi một "lễ hội" được tổ chức tại một trung tâm mua sắm mới hào nhoáng bị những người theo đường lối cứng rắn chỉ trích là "vô đạo đức". Vào tháng 8 này, một buổi lễ lấy cảm hứng từ Thế vận hội Paralympic đã vấp phải sự chỉ trích gay gắt từ những người theo đường lối cứng rắn.
Những sự cố này minh họa cho những thách thức mà HTS phải đối mặt trong việc điều hòa kỳ vọng của nhóm Hồi giáo cực đoan với những nhu cầu rộng lớn hơn của người dân Syria, những người đang tìm kiếm tự do và hòa bình sau nhiều năm sống trong nội chiến đẫm máu.
Kể từ khi cuộc tấn công của phe nổi dậy bắt đầu, Jawlani đã tìm cách trấn an các cộng đồng thiểu số từ các giáo phái và tôn giáo khác. Nhưng một số nhà phân tích cho biết hiện ông đang phải đối mặt với thử thách lớn nhất của cuộc đời mình: Liệu có thể đoàn kết người dân Syria hay không.
相关文章
Xin lỗi anh, em chỉ là ... gái hư
- Em có quen được một người con gái qua mạng. Sau một thời gian trò chuyện, em đã hẹn gặp cô ấy. Cô2025-01-27Microsoft Việt Nam: 'Nhiều ý tưởng startup tốt nhưng thiếu chiến lược'
Startup Việt 2022 - cuộc thi dành cho những ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo, thiết thực, đã đi đến vòng2025-01-27Cô gái Hà Nội khốn khổ vì bị nhầm là bệnh nhân số 17 nhiễm Covid
Tối 6/3, Việt Nam công bố ca thứ 17 nhiễm Covid-19 - bệnh nhân N.H.N, vừa về nước từ London sau quá2025-01-27MobiFone hợp tác với Nokia phát triển 5G
Hợp tác này đồng thời góp phần tạo nên hệ sinh thái kết nối liền mạch giữa nhà phát triển, tích hợp2025-01-27Thanh Thảo lần đầu công khai bạn trai giấu mặt
- Lần đầu tiên, Thanh Thảo công khai xuất hiện cùng bạn trai của mình khi cô trở về Việt Nam ghi hìn2025-01-27Cô gái Hà Nội khốn khổ vì bị nhầm là bệnh nhân số 17 nhiễm Covid
Tối 6/3, Việt Nam công bố ca thứ 17 nhiễm Covid-19 - bệnh nhân N.H.N, vừa về nước từ London sau quá2025-01-27
最新评论