Nhiều doanh nghiệp nước ngoài không đủ năng lực đầu tư dự án bất động sản tại Hà Nội theo kiểu chộp giật không chỉ khiến dự án bị đắp chiếu,ữngdựánngoạikhốnđốnvìăncơmtrướckẻkèo chuẩn nhà cái mà còn kéo theo nhiều khách hàng khốn đốn.
Triển khai nhỏ giọt, thiếu tiện ích
Trước năm 2011, khi còn chưa hoàn thiện phần san lấp dự án, chủ đầu tư Dự án Park City là CTCP Phát triển đô thị quốc tế Việt Nam (VDIC), liên doanh giữa Vinaconex Hoàng Thành và Công ty Perdana Parkcity (S) Pte. (Malaysia) đã huy động tiền mua nhà từ hàng trăm khách hàng với giá 70 - 80 triệu đồng/m2.
Cư dân Dự án Park City chịu thiệt thòi vì việc đầu tư nhỏ giọt của chủ đầu tư, khiến dự án thiếu nhiều dịch vụ tiện ích |
Bất chấp mức giá cao gấp 2 - 3 lần giá bán tại các dự án lân cận, nhiều nhà đầu tư trong nước vẫn chấp nhận “ăn cơm trước kẻng”, mua nhà hình thành trong tương lai tại Dự án Park City, chỉ vì niềm tin, dự án được 1 doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư sẽ được hoàn thiện đồng bộ, khác với dự án của doanh nghiệp trong nước thực hiện.
Thế nhưng, khi thị trường suy thoái, dự án bị đình trệ, nhiều khách hàng đã tỉnh ngộ và nháo nhào đòi tiền góp vốn mua nhà.
Tranh chấp đòi tiền mua nhà tại Dự án Park City kéo dài suốt hơn 2 năm và chỉ lắng xuống khi Công ty Perdana Parkcity thâu tóm toàn bộ dự án và khắc phục sự cố lún móng công trình. Tuy nhiên, việc triển khai dự án này không theo dự kiến ban đầu, khi chủ đầu tư chỉ triển khai nhỏ giọt dự án theo từng giao đoạn nhỏ.
Cụ thể, theo tiến độ dự kiến, dự án này sẽ hoàn thành toàn bộ vào năm 2020, nhưng đến nay, theo khảo sát thực địa của Đầu tư Bất động sản, chỉ có duy nhất 1/15 tiểu khu được hoàn thiện bàn giao. Việc triển khai dự án chậm chạp khiến giai đoạn 1 của dự án trở thành một khu dân cư biệt lập và thiếu hầu hết các tiện ích cao cấp mà người dân lẽ ra được hưởng.
Tại Hà Nội, những dự án bất động sản có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được chủ đầu tư thực hiện nhỏ giọt như Dự án Park City không phải là chuyện hiếm.
Cụ thể, tại Dự án Splendora, với tổng vốn đầu tư lên đến 2,5 tỷ USD, nhưng dự án này thuộc diện “đói vốn” nghiêm trọng. Sau khoảng 10 năm triển khai, chỉ giai đoạn 1 của dự án được hoàn thiện, trong khi phần lớn dự án vẫn đang trong giai đoạn bỏ hoang cho cỏ mọc.
Với tiến độ hiện nay, một dự án đồng bộ, hiện đại bậc nhất Đông Nam Á vào năm 2018 mà người mua nhà Việt Nam từng kỳ vọng và chấp nhận “ăn cơm trước kẻng”, chi hàng tỷ đồng tiên chênh, đóng tiền vượt tiến độ chắc chắn sẽ lỗi hẹn.
Tương tự, một dự án địa ốc có vốn FDI khác tại Hà Nội là Garden City Long Biên do liên doanh Handico 12 và Berjaya (Malaysia) làm chủ đầu tư, tình cảnh cũng không khá hơn. Cụ thể, dù dự án này được chủ đầu tư triển khai khá nhanh, đã hoàn thiện 2 khối nhà cao tầng đầu tiên vào cuối năm 2012, nhưng vì quá xa trung tâm, lại thiếu hạ tầng xã hội, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn trong mở bán.
Đối với khu nhà thấp tầng đầu tiên, được doanh nghiệp triển khai và bán ra thị trường từ năm 2014, đến nay phần lớn vẫn chưa được hoàn thiện.
Việc dự án này được triển khai nhỏ giọt, thiếu đồng bộ và không có tiện ích khiến hầu hết căn hộ thuộc khu cao tầng và biệt thự đến nay vẫn bị chưa có người sinh sống.
Booyoung đăng ký đầu tư hàng trăm triệu USD vào Dự án chung cư quốc tế Booyoung Vina, nhưng sau 9 năm triển khai, dự án vẫn là bãi đất trống |
Vốn “ảo”
Có một điểm chung ở các dự án bất động sản vốn FDI, là đều được chủ đầu tư định hướng đầu tư dự án cao cấp và được đăng ký lượng vốn đầu tư rất lớn. Thế nhưng, việc doanh nghiệp ngoại đăng ký vốn đầu tư rất lớn không đảm rằng được dự án sẽ được triển khai trơn tru, hoàn thiện.
Cụ thể, tại Dự án Deawoo Cleve (Hà Đông), được chủ đầu tư là Tập đoàn INPYUNG (Hàn Quốc) cam kết đầu tư vốn lên đến 420 triệu USD. Theo quy hoạch ban đầu, dự án này gồm 15 tòa tháp chung cư, với trên 4.500 căn hộ cao cấp và sẽ được hoàn thiện vào năm 2018.
Thế nhưng, sau gần 1 năm triển khai, chưa hoàn thiện khối đế 2 tòa tháp chung cư đầu tiên, dự án đã đắp chiếu cho đến nay.
Việc dừng triển khai dự án quá lâu khiến hàng trăm khách hàng mua căn hộ tại Dự án Deawoo Cleve rơi vào khốn đốn. Tuy nhiên, việc đòi lại tiền góp vốn theo cam kết hợp đồng lại rất khó khăn. Đến nay, rất nhiều khách hàng, sau hàng năm trời đòi tiền góp vốn mua nhà vẫn chưa được đã khiến khách hàng và thị trường đặt dấu hỏi về năng lực tài chính thực sự của Tập đoàn INPYUNG, chủ đầu tư dự án.
Mới đây, doanh nghiệp này đã xin điều chỉnh quy hoạch dự án theo hướng không tiếp tục xây dựng chung cư, mà chuyển sang làm nhà thấp tầng để bán.
Không có năng lực triển khai, chủ đầu tư Dự án chung cư Deawoo Cleve phải "đắp chiếu" và chuyển đổi chức năng của phần lớn diện tích dự án |
Thực tế, việc đăng ký vốn ảo để đầu tư dự án bất động sản không chỉ xảy ra với Deawoo Cleve. Tại Hà Nội, Dự án chung cư quốc tế Booyoung Vina do Công ty TNHH Booyoung làm chủ đầu tư cũng xảy ra tình trạng doanh nghiệp đăng ký vốn đầu tư rất lớn, nhưng khi triển khai lại theo kiểu “đầu voi, đuôi chuột”.
Cụ thể, thời điểm năm 2006, khi đăng ký đầu tư Dự án chung cư quốc tế Booyoung Vina, Công ty TNHH Booyoung đã đăng ký lượng vốn lên đến 171 triệu USD (mức vốn lớn thời điểm đó), để triển khai 6 khối nhà chung cư ở 6 ô đất có diện tích 4,3 ha tại Khu đô thị Mỗ Lao, quận Hà Đông. Dự án được khởi công từ năm 2007, nhưng sau 9 năm, vẫn là những khu đất trống được quay tôn.
Tháng 9/2015, 2 tòa chung cư CT-06 và CT-07 bất ngờ được Booyoung tái khởi động triển khai. Thế nhưng, các công trình này vẫn chưa hoàn thiện phần hầm và móng công trình rồi lại tiếp tục bị dừng bị công.
Việc hàng loạt dự án bất động sản có vốn FDI dính tai tiếng cho thấy, các dự án gắn mác ngoại đã hết thiêng.
Theo Đầu tư Bất động sản
(责任编辑:Thể thao)