Với chiều cao khoảng 2,ỗibuồncủagiađìnhcóthânhìnhkhổnglồởmiềnTâcartagines1m của bà Láng vẫn “thấp bé nhẹ con” nhất so với những người anh em trong nhà. Chiều cao dềnh dàng vượt trội của những thành viên trong gia đình đặc biệt ấy đã gây ấn tượng mạnh với những ai lần đầu gặp mặt. Thừa hưởng chiều cao đặc biệt từ cha mình, bà Trần Thị Láng (62 tuổi), ấp 12 xã Vĩnh Hậu A (Hòa Bình, Bạc Liêu) bảo rằng, với chiều cao khoảng 2,1m của bà vẫn “thấp bé nhẹ con” nhất so với những người anh em trong nhà. Chồng bà, một người đàn ông cũng có “dáng chuẩn” nhưng kém bà đến tới 40cm. Trong số 8 người con của vợ chồng bà, một nửa mang dáng hình của cha và một nửa là của mẹ, cao lớn đến kềnh càng. Bởi dáng vóc khổng lồ ấy mà gia đình bà đã chịu nhiều thiệt thòi, khổ cực… Gia đình bự con nhất Bạc Liêu Ngôi nhà nhỏ mái lợp pro-ximăng của gia đình người “khổng lồ” Trần Thị Láng nép mình ven con đường liên xã Vĩnh Hậu A (Hòa Bình, Bạc Liêu). Bước vào nhà, ấn tượng đầu tiên ập vào mắt chúng tôi là khung cảnh sinh hoạt nghèo khổ. Ngôi nhà chỉ chừng 25m2, dựng trên nền đất, vách lá đơn sơ. Bước qua cửa nhà, ngay phía bên trái là chiếc giường cũ kỹ được đóng bằng cành cây, án ngữ phía bên phải là chiếc giường gỗ cũ bẩn. Trên chiếc giường đó, bà Láng nằm rên rỉ bởi trở trời, đôi bàn chân bà đau nhức. Gượng ngồi dậy tiếp khách, bà thở một cách mệt nhọc, từ từ kể lại về gốc tích khổng lồ của mình. Vợ chồng bà Láng và con gái út Lê Thị Bé Thu. “Từ hàng trăm năm trước, tổ tiên tôi vượt biển đến định cư nơi đây. Bề ngoài của họ so với người dân bản địa đã khác trội. Họ đều cao lớn, vạm vỡ khác thường. Đến đời cha tôi, ông cao hơn 2m, nặng gần 100kg, được mệnh danh là người “bự con nhất Bạc Liêu”. Có lần, công tử Bạc Liêu (Trần Trinh Huy) biết tiếng, đã cho người gọi cha tôi tới, cùng đi tham dự cuộc đấu xảo (hội chợ, triển lãm – PV) trên Sài Gòn. Trong hội chợ ấy, có phần thi ai là người cao to nhất. Lần ấy, cha tôi thua cuộc bởi khi đo chiều cao, do quen lao động nặng nhọc, lưng cha tôi gù đi, không thẳng lên được, bị thua người ta có 1cm”, bà Láng nhớ lại. Bà kể rằng, ông Trần Văn Hên, cha bà, sinh được 8 người con, tất cả đều có chiều cao “ngoại cỡ”. Trong số những anh, chị em của mình, bà Láng dù có chiều cao khoảng 2,1m, vẫn được xem là “thấp bé nhẹ cân” nhất nhà. Chiến tranh loạn lạc, cuộc sống khó khăn khiến anh, chị em của bà tản mát mỗi người một nơi. Đến giờ, bà vẫn không biết những người “ruột thịt” của mình sinh sống như thế nào. Người em thứ tư Trần Văn Khén, sống cùng huyện là bà còn biết đến. Cuộc sống của ông Khén cũng rất đáng thương. Thời trai trẻ, ông hãnh diện vì thân hình đồ sộ, tráng kiện của mình, thì mấy chục năm về sau, cuộc đời ông đày ải trên giường bệnh vì sự nông nổi “cậy sức khỏe”. Một lần, chấp nhận đánh cược, ông vác chiếc thùng phuy chứa 300 lít dầu đưa lên vai. Nhưng bỏ xuống sai tư thế, sức nặng khiến ông bị chấn thương cột sống, nằm liệt một chỗ mấy chục năm ròng. Ngôi nhà nhỏ vợ chồng bà lão nghèo cất nhờ tiền vay mượn, nay còn nợ lãi hơn 2 triệu đồng chưa trả được Lận đận tình duyên và đòi tự tử vì mặc cảm… khổng lồ Kể xong chuyện người em, bà lại ho khùng khục khi kể chuyện đời mình. Mấy chục năm trước, thời con gái, vì thân hình “ngoại cỡ”, chuyện yêu đương của bà cũng gặp nhiều trắc trở. Trước chiều cao của bà, đám trai làng chỉ dám đứng từ xa, chứ không dám lại gần vì mắc cỡ bởi chỉ đứng đến vai bà. Tới năm 19 tuổi, đi về “chưa có người đón đưa”, qua mai mối, cha mẹ bà ưng gả bà cho chàng trai nghèo Lê Văn Sụa. Bà tâm sự, vợ chồng bà vốn là một cặp đặc biệt trời sinh. Ông Sụa tuy lớn hơn bà 3 tuổi, nhưng lại thấp hơn bà tới 40cm. Mỗi khi có dịp ra đường, vợ chồng bà thường bị trêu trọc là “hai chị em”. Vợ chồng bà sinh được 8 mặt con, 4 trai, 4 gái. Trong số đó, 4 người con có chiều cao trung bình giống cha, 4 người có chiều cao “ngoại cỡ” giống mẹ. Không được may mắn như bà, những người con mang thân hình quá khổ của bà cũng có tình duyên long đong, chẳng được thuận chèo mát mái. Ông Sụa ngồi trên chiếc giường tạm bợ đóng bằng cành cây Vì cuộc sống nghèo khổ, ăn uống kham khổ, vợ chồng bà Láng mang nhiều chứng bệnh trong người. Sau 3 năm làm quần quật, Lem nhắn gia đình vay mượn mang lễ vật tới cầu hôn, gia đình nhà gái lật lọng chối từ. Từ đó, Lem bỏ về quê theo ghe tàu, làm thuê biền biệt ngoài biển. Thỉnh thoảng, anh ghé về nhà đưa cho cha mẹ ít tiền để thuốc thang khi đau ốm. Bề ngoài “cao lớn vượt trội” đã khiến các thành viên gia đình bà Láng sống trong nhiều mặc cảm. Con gái út Lê Thị Bé Thu cao tổng ngổng, cứ thấy người lạ là trốn ngặt vào buồng, chẳng dám hé mặt ra. Trong số những đứa con khổng lồ nhưng nhút nhát ấy, đáng thương nhất là Lê Văn Lắm (32 tuổi, con thứ 4) là người khiến vợ chồng bà lo lắng, thấp thỏm âu lo từng ngày. Con trai Lê Văn Lắm bỏ đi biệt tích, chưa biết sống chết ra sao. Lắm cao trên 2m, thân hình lực lưỡng như một gốc đại thụ. Chính vì thế, các gánh hát địa phương hay lợi dụng thân hình “kinh kông” của anh để thu hút sự chú ý của khán giả. Tuy nhiên, hay “diễn xuất” trước công chúng, nhưng Lắm bị chứng “tự ái”, hễ có ai trêu chọc là y rằng anh đòi… tự tử. Nhiều lần Lắm tự tử, may nhờ người dân phát hiện cứu sống kịp thời. Có lần “giận khán giả”, anh ta lội bộ 7 ngày từ TP. Cần Thơ về tới Bạc Liêu. Trước tết, Lắm bỏ nhà đi biệt xứ, vợ chồng bà Láng thương con mà không có lộ phí đi tìm, vả lại với sức khỏe “đi không vững” của vợ chồng bà lúc này, muốn đi tìm con cũng “lực bất tòng tâm”. Mỗi lần, nghe tin đâu đó có xác chết, vợ chồng bà lại giật mình thon thót lo cho đứa con trai “trời đày”. Một ngày ăn hết 6kg gạo Trong khi bà Láng khật khừ kể chuyện, bên chiếc giường đối diện, ông Sụa cũng rên rỉ mệt mỏi. Mấy ngày nay, trở trời, ông lão 65 tuổi hết đau lưng, lại nhức 2 bàn chân. Có đêm đau quá, ông không tài nào chợp mắt. Bà Láng bảo, nhà bà bệnh tật hết trơn. Ngày xưa, vì con cái nheo nhóc, có đận đói ăn quá, bà đi bán máu lấy tiền mua gạo. Cứ tuần 1 lần bán máu. Về già, sức khỏe suy kiệt, cuộc sống của các con bấp bênh, ăn bữa nay lo bữa mai khiến vợ chồng bà khôn nguôi lo lắng. Ông Sụa than thở: “Tội nghiệp lũ con tôi lắm, cái nghèo, cái đói cứ bám riết lấy gia đình tôi. Vợ chồng nghèo, chẳng nuôi nổi các con ăn học. Duy nhất, có con bé Ánh Hồng (Nguyễn Thị Ánh Hồng, con thứ 2- PV) là được học hết lớp 3. Số con bé cũng khổ, hồi nhỏ vợ tôi sinh con ra, người ta thấy tay, chân nó dài khác thường liền xúi vợ chồng tôi cho con đi, không thì xui xẻo. Rồi nghe theo nhà tôi cho con bé cho vợ chồng họ Nguyễn trong huyện, may mà năm 24 tuổi nó tìm về với vợ chồng tôi…”. Trong số những người con “dị thường” của mình, vợ chồng bà Láng mới dựng vợ, gả chồng được cho 3 người. 5 người còn lại vẫn sống chung với ông, bà trong căn nhà chật hẹp, chẳng có nổi một thứ gì đáng giá. Hàng ngày, các thành viên trong gia đình bà đi làm thuê, mần mướn. Cô gái út ngày ngày đi giặt đồ thuê, làm cỏ thuê kiếm vài chục ngàn đồng. 4 người con trai còn lại, thì Lê Văn Lắm tính tình thất thường, đã bỏ nhà đi biệt tích, chưa biết sống chết ra sao. 3 người con trai còn lại làm thuê cho các chủ ghe. Bà Láng than thở: “Mấy đứa con tôi ăn khỏe lắm, mỗi ngày hết 6kg gạo lận. Chúng làm thuê thu nhập thất thường lắm! Mùa tháng 6, tháng 7 hay gió bão, thường phải nhịn đói 1, 2 ngày”. Trước đây, ngôi nhà của gia đình bà là một chiếc chòi “tí hon” rách nát. Tháng 4/2012, căn chòi quá dột nát, gia đình bà chạy vạy vay mượn khắp nơi được hơn chục triệu đồng cất lại căn nhà hiện tại. Bà Láng tâm sự, đến nay, bà vẫn mang khoản nợ hơn 2 triệu đồng, mỗi ngày đóng 20 ngàn đồng tiền lãi. “Vợ chồng tôi già yếu, mần hết nổi rồi. Mấy đứa con thì thất học, công việc bấp bênh làm hoài không đủ ăn, nợ nần biết bao giờ trả nổi” – bà Láng cho biết. Vợ chồng bà lão nghèo đến mức “mảnh đất cắm dùi” cũng không có, nền đất căn nhà bà đang ở cũng là đất chân đê. Cán bộ đê điều nhắc nhở nhiều lần, rồi mủi lòng không nỡ đuổi… (Theo GĐ&CS)
Thương nhất là Lê Văn Lem, 30 tuổi, con thứ 5 của bà. Lem từng yêu một người con gái ở Vĩnh Hưng (Bạc Liêu). Thấy anh to khỏe, lao động khỏe gấp đôi người thường, gia đình cô gái gọi anh lại ở, với lời hứa chịu làm công trong 3 năm sẽ gả con gái cho.