您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

Cảnh báo béo phì, bệnh tật gia tăng vì người Việt lười vận động_wolfsburg vs dortmund

Ngoại Hạng Anh9人已围观

简介Gần 30% dân số lười vận động thể lựcTS Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) c ...

Gần 30% dân số lười vận động thể lực

TS Trương Đình Bắc,ảnhbáobéophìbệnhtậtgiatăngvìngườiViệtlườivậnđộwolfsburg vs dortmund Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, con số khoảng gần 30% dân số thiếu hoạt động thể lực, kèm theo thói quen ăn muối quá nhiều, ăn rau xanh quá ít, ăn nhiều đồ ăn nhanh… là một trong những căn nguyên làm gia tăng các bệnh không lây nhiễm tại như béo phì, tiểu đường, huyết áp… tại Việt Nam.

Theo đó, có đến 1/3 dân số Việt thiếu hoạt động thể lực so với khuyến cáo của WHO (có hoạt động thể lực cường độ trung bình ít nhất 150 phút 1 tuần hoặc tương đương). Cùng với đó, là sự gia tăng của tình trạng thừa cân, béo phì ở cả hai giới là trên 15,6%, tăng hơn gần 3% so với kết quả điều tra năm 2010. Trong đó, thừa cân béo phì ở thành thị là 21,3%, vùng nông thôn là 12,6%.

Trong khi đó, thiếu hoạt động thể lực là yếu tố nguy cơ đứng hàng thứ tư của tử vong, gây mắc các bệnh tim mạch, đái tháo đường và một số loại ung thư.

Cảnh báo béo phì, bệnh tật gia tăng vì người Việt lười vận động - Ảnh 1.

Chương trình Sức khỏe Việt Nam vừa được Thủ tướng phê duyệt đề ra mục tiêu tăng cường vận động thể lực cho người Việt.

Tại Việt Nam, báo cáo điều tra quốc gia STEPS năm 2015 cho thấy cứ 5 người trưởng thành Việt Nam thì có 1 người bị tăng huyết áp và cứ 20 người thì có một người bị đái tháo đường. Như vậy ước tính hiện nay Việt Nam có khoảng 12 triệu người tăng huyết áp, khoảng 3 triệu người đái tháo đường.

Số liệu của Tổ chức Y tế thế giới công bố năm 2016, cho thấy bệnh tim mạch là căn nguyên gây ra 31% ca tử vong, có gần 22.000 người chết do các nguyên nhân có liên quan đến đái tháo đường, tương đương với khoảng 60 ca tử vong/ngày. Căn bệnh này là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ tư trong số các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam, chỉ sau bệnh lý tim mạch, ung thư và bệnh phổi mãn tính.

Theo các chuyên gia đánh giá, hiện mô hình bệnh tật của người Việt Nam đang chuyển tiếp từ các bệnh lây nhiễm là chủ yếu sang các bệnh không lây nhiễm do thói quen lười vận động, ăn nhiều thịt, ít rau, ăn nhiều muối…

Không chỉ người lớn, việc thiếu vận động thể lực ở trẻ em cũng rất đáng báo động. Ths.BS Trần Khánh Vân, Phó trưởng Khoa Vi chất dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng) cho biết, tình trạng béo phì ở trẻ em thành phố là rất cao. Hiện nay, tỉ lệ trẻ nhẹ cân, thấp còi ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh hiện thấp, chỉ dưới 5%, trong khi đó tình trạng thừa cân, béo phì đang ở mức báo động.

Một điều tra nhỏ của Viện Dinh dưỡng về hoạt động thể lực của trẻ em trong 3 ngày (có cả ngày đi học bình thường, ngày ở nhà, bằng việc đeo máy đo bước chân) cho thấy hoạt động thể lực của các em chỉ ở mức trung bình.

"Hoạt động thể lực trong trường học chúng tôi không đánh giá được trong suốt học kì, nhưng qua 3 ngày kiểm soát bằng thiết bị cho thấy hầu hết các cháu hoạt động mức độ nhẹ, chỉ là chuyển động đơn thuần còn hoạt động thể dục thể thao gần như không tham gia. Trong phiếu hỏi về các hoạt động thể dục thể thao cũng cho thấy phần lớn trẻ không tham gia", BS Vân nói.

Một kết quả khác, kết quả điều tra toàn cầu về sức khỏe học sinh dựa vào trường học ở Việt Nam năm 2013 cho thấy tỷ lệ học sinh dành từ 3 tiếng trở lên/ngày trong một ngày thông thường cho các công việc ngồi một chỗ là 42% lứa tuổi từ 13 - 17 tuổi.

Trong khi đó, các nghiên cứu cho thấy rằng nếu trẻ hoạt động thể lực ở mức độ nhẹ, trung bình, ngủ dưới 8 tiếng ngày sẽ có nguy cơ gây thừa cân, béo phì gần gấp 3 lần với trẻ hoạt động thể lực nhiều, ngủ đủ, ngồi màn hình máy tính ít hơn.

Hãy tập thể dục mỗi ngày

Theo PGS .TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia (BV Bạch Mai), vận động thể lực đúng cách là một trong những biện pháp hữu hiệu phòng ngừa các bệnh không lây nhiễm, trong đó có bệnh lý tim mạch nguy hiểm.

“Vận động là một trong những biện pháp thể lực giúp giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch. Vì vận động giảm mỡ máu, giảm dung nạp đường huyết, tăng sức chịu đựng của cơ tim…”, PGS Hùng nói.

Các chuyên gia tim mạch trên thế giới cũng khuyến cáo thời gian vận động là nên vận động hàng ngày từ 30 - 60 phút. Phương pháp đi bộ nhanh, hoặc bơi, tập erobic (với cường độ vừa phải), hay tập yoga là những biện pháp được khuyến khích tốt nhất cho tim mạch.

Cảnh báo béo phì, bệnh tật gia tăng vì người Việt lười vận động - Ảnh 2.

Từ trẻ em đến người lớn cần tăng cường vận động mỗi ngày.

“Đặc biệt, đi bộ nhanh là một trong những phương pháp tập luyện tốt nhất cho tim mạch. Nhưng nhớ đừng đi bộ “nhàn nhã” như đi dạo với một người bạn vì nó sẽ mang hiệu quả thấp. Vận động phải đạt cường độ vừa đến mạnh như nói ở trên thì mới tốt cho tim mạch. Còn đi bộ “nhàn nhã” chỉ mang tính thư giãn”, TS Hùng nói.

Theo đó, hãy đi bộ nhanh, khi bạn thấy rất khó để theo kịp một cuộc trò chuyện ổn định là tốc độ thích hợp. Khi đi bộ, từ bắp chân, mông đến toàn bộ cơ thể đều được vận động, sẽ rất lợi cho hệ tim mạch.

TS Hùng cũng khuyến cáo, bệnh lý tim mạch có thể xảy ra ở bất cứ ai và ngày càng trẻ hóa. Vì thế, hãy duy trì một thói quen sinh hoạt lành mạnh bằng cách hạn chế hút thuốc, không ăn nhiều đồ mỡ, ăn nhiều rau xanh, trái cây, đi khám sức khỏe định kỳ để phòng bệnh lý tim mạch nguy hiểm. Đặc biệt hãy duy trì chế độ vận động mỗi ngày như khuyến cáo trên sẽ giúp phòng bệnh tim mạch, tiểu đường, béo phì, cao huyết áp… một cách hữu hiệu.

Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, tăng cường vận động thể lực sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm. Cục Y tế dự phòng đã phối hợp các cục vụ đơn vị để làm các mô hình giáo dục tăng cường thể lực, bài giảng, mô hình các câu lạc bộ sức khoẻ, cung cấp thiết bị, hướng dẫn…nhằm vận động, kêu gọi người dân tăng cường tập thể dục.

BS Vân khuyến cáo ngay với các cháu lứa tuổi tiểu học cần vận động thể dục thể thao 1 – 2 tiếng/ngày. Để làm được điều này hãy tắt ti vi, cất điện thoại, ipad để đẩy trẻ ra ngoài vận động cùng bố mẹ. Hãy kiên trì từng chút một cho quá trình luyện tập, đầu tiên chỉ 5 – 10 phút đạp xe, đi bộ rồi tăng dần theo từng ngày, đạt mức 60 phút mỗi ngày tập luyện đều đặn là rất lý tưởng.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình Sức khỏe Việt Nam với mục tiêu từ năm 2018 – 2030 sẽ tập trung vào 11 lĩnh vực, trong đó tập trung nâng cao sức khỏe, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực.

Theo đó hỗ trợ người dân tăng cường vận động thể lực theo khuyến cáo, bằng cách phát động phong trào 10.000 bước chân mỗi ngày để vận động, khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia và duy trì thói quen vận động thể lực bằng hình thức đi bộ.

Huy động, cung cấp, tạo điều kiện cho người dân có đường đi bộ an toàn, thân thiện, tiếp cận sử dụng không gian cộng cộng, cơ sở luyện tập thể dục…

Tổ chức các chương trình, mô hình vận động thể lực tại cộng đồng dân cư gắn với các sinh hoạt cộng đồng… Tổ chức hình thức vận động thể lực, thể dục giữa giờ phù hợp cho người lao động tại nơi làm việc, đặc biệt cho người làm việc văn phòng.

Với học sinh, sinh viên tổ chức tốt các chương trình giáo dục thể chất trong trường học, tổ chức đa dạng các loại hình vận động thể lực ngoại khóa, tăng cường vận động thông qua các hoạt động vui chơi, giải trí… bảo đảm mỗi học sinh được vận động thể lực tối thiểu 60 phút một ngày.

Tags:

相关文章



友情链接