发布时间:2025-01-13 06:00:56 来源:PhongThuyBet 作者:Cúp C2
Trước mùa mưa bão 2016,ĐiệnlựcmiềnBắcchủđộnggiảiphápphòngchốngthiêlịch thi đấu bóng đá c2 Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cùng các đơn vị thành viên đã hoàn tất các giải pháp phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN).
100% đơn vị sẵn sàng đối phó thiên tai
Theo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), trong 6 tháng qua tình hình thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, do được chuẩn bị tốt nên các đơn vị đã nhanh chóng khắc phục các sự cố, đảm bảo cung cấp điện ổn định, vận hành an toàn.
Ông Đàm Quang Hưng, Phó Trưởng Ban An toàn, thành viên Ban chỉ huy PCTT & TKCN EVNNPC cho biết, đến nay 100% các đơn vị trực thuộc đã thành lập Ban, tiểu ban, đội xung kích PCTT năm 2016. Đồng thời lập đầy đủ các “Phương án PCTT&TKCN năm 2016” trong đó có các tình huống (phương án) diễn tập cụ thể. Trước tháng 6/2016 tất cả các đơn vị đều đã tổ chức diễn tập xong.
Ngoài ra, 100% đơn vị cũng hoàn tất việc kiểm tra công tác quản lý vận hành đường dây và trạm biến áp, trong đó chú trọng việc phát hiện các khiếm khuyết trên lưới, tăng cường công tác sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên.
Viêc thực hiện thí nghiệm định kì thiết bị và lập bảng kê thiết bị dự phòng cũng được tiến hành đầy đủ, đảm bảo sẵn sàng đáp ứng khi có sự cố xảy ra.
Tại Công ty điện lực Hải Phòng, đơn vị thành viên của EVNNPC, trong 6 tháng đầu năm đã tiến hành tu sửa thường xuyên 98 công trình kiến trúc, 1106 công trình điện, sửa chữa lớn 40 công trình điện, đầu tư xây dựng mới 88 công trình điện và 28 công trình kiến trúc.
Cùng với đó, công ty đã tổ chức tổng kiểm tra xong 113 tuyến đường dây trung, cao thế. Công tác thí nghiệm định kì cũng được thực hiện theo đúng kế hoạch, tất cả các trạm phân phối đã lấy mẫu dầu, đo tiếp địa TBA, lộ đường dây đúng kế hoạch.
Còn tại Công ty điện lực Lạng Sơn, trong 6 tháng đầu năm, công ty đã tiến hành kiểm tra, thay mới 359 km đường dây hạ thế và 2.300 cột gỗ, tre có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa bão, đồng thời thực hiện việc di dời 8 vị trí cột trung thế đường dây 35 kV, 1 trạm biến áp phân phối và 32 vị trí cột hạ thế ra khỏi những vị trí có nguy cơ sạt lở, ngập úng khi mưa lũ, sạt lở gây ra.
Địa phương chủ động các giải pháp
Thực hiện chỉ đạo của Tổng công ty, các đơn vị thành viên trực thuộc EVNPC đều quán triệt nguyên tắc “4 tại chỗ” trong PCTT & TKCN gồm chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
Từ đầu năm các đơn vị đều thành lập Ban chỉ huy và đội xung kích, sẵn sàng túc trực 24/24 khi có mưa bão xảy ra. Cùng với đó là thực hiện việc kí kết hợp đồng nguyên tắc với các công ty vật tư và xây lắp để khi cần thiết có thể huy động nhân lực một cách nhanh chóng nhất.
Ngoài ra, tùy thuộc vào đặc điểm vị trí và địa bàn mà từng địa phương có những kinh nghiệm khác nhau trong phòng chống thiên tai.
Với vị trí của một tỉnh ven biển, ông Phạm Văn Tắm, Phó Giám đốc phụ trách an toàn Công ty điện lực Hải Phòng cho biết, thời tiết Hải Phòng nhìn chung diễn biến phức tạp và có phần khắc nghiệt, nắng nóng, mưa bão xen kẽ nhau, gây thiệt hại lớn cho ngành điện. Như trong năm 2015, chi phí khắc phục thiên tai của Công ty lên tới 27,5 tỷ đồng. Kinh nghiệm của Hải Phòng qua các năm ứng phó với bão, ngập lụt là trong thiết kế hệ thống lưới điện và lắp đặt thiết bị phải tính đến hệ số an toàn. Mặt khác, cần thường xuyên kiểm tra và tiến hành sữa chữa, khắc phục các khiếm khuyết của hệ thống lưới điện.
Một điểm cũng rất đáng chú ý trong công tác PCTT của PC Hải Phòng là việc lắp đặt hệ thống cảnh báo. Với việc lắp đặt này, công ty sẽ nhanh chóng khoanh vùng, phát hiện nơi xảy ra sự cố, qua đó rút ngắn được thời gian và công sức khắc phục.
Đối với PC Lạng Sơn, với đặc thù của một tỉnh miền núi, kinh nghiệm của công ty là xây dựng bản đồ, khi xảy ra mưa bão thì chủ động cắt điện sớm ở các vị trí ngập nước để đảm bảo an toàn. Việc di chuyển các cột trung thế cũng là một hướng ưu tiên trong PCTT, đặc biệt là ở huyện Chi Lăng, nơi dòng chảy thường xuyên thay đổi.
Theo ông Trần Văn Hưng, Trưởng phòng Kế hoạch vật tư PC Lạng Sơn, hiện tại Công ty đang tiến hành xây dựng 31 điểm trực vận hành. Mỗi điểm trực phụ trách một cụm từ 3 - 4 xã với khoảng cách từ trụ sở điện lực đến điểm vận hành từ 18 - 20 km.
Song song, đối với vùng xa, khó khăn về điều kiện liên lạc thì việc tiếp nhận thông tin sẽ được thực hiện qua tổ dịch vụ điện năng cắm chốt tại địa bàn. Đây là những người bản địa, hợp đồng lao động theo thời vụ với công ty.
Tiếp tục đầu tư cải tạo lưới điện nông thôn sau tiếp nhận
Khó khăn lớn nhất còn tồn tại trong công tác PCTT & TKCN của các đơn vị điện lực hiện nay là vốn dùng để cải tạo, nâng cấp hệ thống lưới điện hạ áp nông thôn. Ông Hồ Mạnh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc EVNNPC cho biết, trong giai đoạn 2008 - 2015, Tổng công ty tiếp nhận điện lưới hạ áp nông thôn từ gần 4000 xã. Đa số đều là lưới điện cũ được xây dựng từ những năm 60 - 70 của thế kỉ trước. Với khối lượng lớn như vậy thì dù mỗi năm, Tổng công ty đều dành một phần vốn để cải tạo nhưng vẫn không sao khắc phục hết được.
Hiện tại, theo ông Hồ Mạnh Tuấn, về lâu dài, Tổng Công ty vẫn đang sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi của các tổ chức quốc tế, ngoài ra có một phần vay trong nước, kết hợp với các dự án cải tạo hàng năm được cấp kinh phí bởi Tập đoàn để đầu tư, nâng cấp lưới điện hạ áp nông thôn. Tuy nhiên, do lượng vốn còn hạn chế nên các đơn vị sẽ tập trung thực hiện rà soát toàn bộ, chỗ nào yếu nhất thì sữa chửa theo chủ trương cải tạo tối thiểu đã được đưa ra từ trước đó.
Thúy Ngà
相关文章
随便看看